Tìm kiếm

Thủy lợi

Thủy lợi

Báo cáo nhanh số 05 - Tình hình mưa lũ và công tác triển khai ứng phó, khắc phục

BÁO CÁO NHANH (SỐ 05)

Tình hình mưa lũ và công tác triển khai ứng phó, khắc phục

(Tính đến 11h30 ngày 12/10/2023)

 
 
 

 

 


I. Tình hình thiên tai

1. Tình hình mưa lớn diện rộng:

- Trong 24 giờ qua, khu vực tỉnh Quảng Trị có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa từ 07h/11/10 đến 07h/12/10 phổ biến 30-100mm, một số nơi cao hơn như Mỹ Chánh 129 mm, Hải Phong 113 mm, Vĩnh Kim 155mm..

- Dự báo: Từ trưa nay (12/10) đến trưa 14/10 khu vực Quảng Trị tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa phổ biến đạt 100-250 mm, có nơi trên 300 mm..

- Cảnh báo: Từ trưa 14/10 khu vực Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn và có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.

2. Tình hình lũ trên các sông:

- Hiện nay, mực nước trên các sông ở phía Bắc tỉnh đang ở mức thấp dưới báo động (BĐ) 1. Riêng sông Ô Lâu tại Hải Tân đang lên gần BĐ 2, mực nước tại Hải Tân lúc 10h/12/10) là 2.67 m, dưới BĐ 2 là 0.13 m và đang lên chậm..

- Cảnh báo: Từ ngày 12-15/10, trên các sông khu vực tỉnh Quảng Trị có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông đạt từ 3.0 m đến 6.0 m, hạ lưu đạt từ mức 1.5-3.0 m. Đỉnh lũ trên các sông ở mức BĐ 1 đến BĐ 2, có sông trên BĐ2; tình trạng ngập úng cục bộ diễn ra ở vùng thấp trũng và ven sông suối, các ngầm tràn qua khe suối ở khu vực miền núi; ngập úng cục bộ đô thị tại thành phố Đông Hà.

 (Chi tiết có phụ lục 1 kèm theo)

3. Tình hình ngập lụt:

Mưa lớn đã gây ngập một số ngấm tràn tại các khu vực phía tây tỉnh, làm chia cắt giao thông tạm thời (Tràn Ba Lòng; tràn Tà Rụt – A Ngo, huyện Đakrông,….).

II. Công tác triên khai phòng, chống và ứng phó

- UBND tỉnh đã ban hành Công điện khẩn số 03/CĐ-UBND ngày 10/10/2023 về việc tập trung ứng phó với tình hình mưa lũ;

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã ban hành văn bản số 106/VP-PCTT ngày 08/10/2023 về việc chủ động ứng phó thời tiết nguy hiểm trên biển, mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất;

- Chỉ đạo Đài KTTV tỉnh tăng cường thời lượng các OBS quan trắc đo diễn biến lượng mưa, mực nước tại các trạm đo; đồng thời, theo dõi liên tục các điểm đo mưa, mực nước của hệ thống Vrain và tăng cường thời lượng phát tin, cảnh báo, dự báo về tình hình mưa lũ, ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng xung yếu, nhất là trong thời điểm diễn ra diễn tập khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Trị từ ngày 10-13/10/2023.

- Các đơn vị, địa phương đã triển khai lực lượng canh gác, các barie, biển cảnh báo tại các vị trí ngầm, trán bị chia cắt, các điểm nguy cơ sạt lở, khu vực nguy hiểm,… đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

III. Tình hình an toàn hồ đập, đê điều và công trình đang thi công

1. Tình hình hồ, đập:

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 126 đập, hồ chứa thủy lợi, bao gồm: 124 hồ chứa (có 01 hồ chứa thủy lợi kết hợp thủy điện với tổng dung tích trữ là 162,99.106 và 123 hồ thủy lợi với tổng dung tích trữ khoảng 260.106 m3) và 02 đập; trong 126 đập, hồ chứa có 14 hồ chứa lớn, 01 đập lớn, 22 hồ chứa vừa, 88 hồ chứa nhỏ và 01 đập nhỏ.

Đến thời điểm hiện nay (12/10/2023), tổng dung tích các Hồ chứa thủy lợi trọng điểm đạt trung bình khoảng 32,89% so với dung tích thiết kế. Mực nước các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đang vận hành đảm bảo an toàn (Chi tiết có phụ lục 2 kèm theo).

2. Công tác đảm bảo an toàn công trình:

Để đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập và đê điều trước mùa mưa lũ năm 2023, đến thời điểm hiện nay các địa phương, đơn vị đã kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình nhằm phát hiện và khắc phục, sửa chữa, tu bổ kịp thời các hư hỏng. Đồng thời xây dựng, rà soát, cập nhật phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đối với các hồ, đập; phương án hộ đê tại các khu vực xung yếu đối với các tuyến đê, kè để chủ động trong công tác ứng phó khi thiên tai xảy ra.

3. Các công trình đang thi công:

Đối với các công trình đê, kè: Hiện nay, có 10 công trình đang triển khai thi công. Tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư đã rà soát, cập nhật phương án phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa bão.

IV. Tình hình sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản:

- Diện tích lúa chưa thu hoạch còn khoảng 1.500ha lúa rẫy, trong đó: ĐaKrông: 800ha; huyện Hướng Hóa: 700ha (diện tích chưa thu hoạch của 2 huyện miền núi do đặc thù nên gieo muộn hơn so với lịch thời vụ của tỉnh).

- Sắn và rau màu các loại: Còn khoảng 5.300ha chưa thu hoạch, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng tỉnh.

- Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 2.900ha và 10.600 m3 lồng, bè chưa thu hoạch.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương có các biện pháp bảo vệ sản xuất, đảm bảo an toàn đối với thủy sản nhằm hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra.

V. Sự cố tàu thuyền:

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Vĩnh Linh: Lúc 24h ngày 11/10, tàu QB 92407TS do ông Hồ Đăng Xô, sinh năm 1975, trú tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình làm thuyền trưởng (trên tàu có 4 thuyền viên), trong quá trình neo đậu trên khu vực biển Vĩnh Thái thì bị đứt neo, chết máy và trôi dạt vào bờ biển thôn Thử Luật, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh. Hiện Đồn biên phòng Cửa Tung đang phối hợp với lực lượng công an xã bảo vệ và tiếp cận hiện trường; không có thiệt hại về người.

VI. Tình hình thiệt hại:

Tuyến đường tuần tra biên giới Sa Trầm (xã Ba Nang) đi Pa Linh (xã A Vao), huyện Đakrông bị sạt lở, đất đá đổ xuống đường khoảng 30m3 (đoạn Km15, thuộc địa bàn thôn Ba Ngày, xã Tà Long) làm giao thông bị chia cắt tạm thời. Địa phương đã cử lực lượng khắc phục tạm thời, hiện tại xe máy đã đi lại bình thường.

Trên đây là số liệu tính đến 11h30’ ngày 12/10/2023, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tiếp tục rà soát, cập nhật, báo cáo bổ sung sau./.

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tổng hợp


Công điện khẩn: Tập trung ứng phó với tình hình mưa lũ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

ĐIỆN:

Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, trong 24 giờ qua khu vực tỉnh Quảng Trị đã có mưa, rải rác mưa vừa và dông, có nơi mưa to đến rất to; lượng mưa từ 11h ngày 09/10 đến 11h ngày 10/10/2023 vùng núi và vùng đồng bằng, trung du phía Bắc phổ biến từ 30-35 mm; vùng đồng bằng và trung du phía Nam tỉnh lượng mưa phổ biến 80 - 100 mm. Dự báo từ ngày 11-13/10 khu vực tỉnh Quảng Trị có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông; tổng lượng mưa toàn đợt dự báo 150-250 mm, có nơi trên 300 mm. Cảnh báo từ ngày 14-20/10 mưa lớn tại Quảng Trị còn diễn biến phức tạp và có khả năng kéo dài.

Thực hiện Văn bản số 35/QGPCTT ngày 09/10/2023 của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai về việc ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; để chủ động ứng phó hiệu quả với tình hình mưa lũ xảy ra trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện một số nội dung công việc sau:

1. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã:

- Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai để chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; tổ chức lực lượng và hướng dẫn người dân ứng phó mưa lũ; quản lý chặt chẽ các ghe, thuyền ở khu vực bãi ngang ven biển, đầm phá và trên các sông;

- Chủ động triển khai công tác sơ tán dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu, phòng chống ngập úng vùng thấp trũng và khu vực đô thị; có phương án bố trí các điểm sơ tán dân đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh;

- Bố trí lực lượng kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, không để xảy ra thiệt hại về người;

- Tổ chức gia cố đảm bảo an toàn cho các khu nuôi thuỷ sản, các lồng, bè trên sông và các ao, hồ nuôi thủy sản ven biển; có phương án bảo vệ vật nuôi trong các trang trại chăn nuôi an toàn và bảo vệ diện tích hoa màu chưa thu hoạch xong;

- Chủ động nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân ở những nơi có nguy cơ bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở; xử lý khẩn cấp sạt lở bờ sông, bờ biển, cắm biển cảnh báo sạt lở, ngập sâu;

- Sau mưa lũ khẩn trương tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai nhanh chóng, xử lý vệ sinh, môi trường; phòng chống dịch bệnh có thể xảy ra.

2. Các địa phương, đơn vị chủ động triển khai công tác ứng phó, trong đó tập trung quyết liệt công tác chỉ đạo điều hành trong đợt mưa lũ từ ngày 10-13/10/2023 nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công tác diễn tập khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Trị.

3. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các chủ đập thủy lợi, thủy điện tổ chức trực ban theo dõi, thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành đã được phê duyệt đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.

4. Sở Giao thông vận tải phối hợp với địa phương chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở đất, chuẩn bị phương tiện, vật tư, nhân lực khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị hư hỏng do mưa lũ.

5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ sơ tán, di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan triển khai đảm bảo an toàn tuyệt đối về công tác diễn tập khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự tỉnh.

6. Sở Y tế phối hợp với các địa phương chỉ đạo, triển khai công tác y tế, khám chữa bệnh cho nhân dân vùng lũ, bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong và sau lũ.

7. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với mưa lũ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ PCTT và TKNC tỉnh trong mọi tình huống.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin về diễn biến thiên tai để chủ động triển khai công tác đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

9. Chủ đầu tư các công trình đang thi công, đặc biệt là công trình ven biển, ven sông có phương án đảm bảo an toàn cho phương tiện, vật tư, thiết bị thi công, không để xảy ra thiệt hại về người.

10. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị và các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục theo dõi, đưa tin kịp thời, chính xác về diễn biến mưa lũ, công tác chỉ đạo ứng phó của các cấp chính quyền, các ngành để nhân dân biếtchủ động phòng tránh.

11. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng để chủ động ứng phó phù hợp với tình hình thực tế.

12. Các đơn vị, địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với mọi diễn biến xấu của thời tiết có thể xảy ra.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và cơ quan Trung ương trên địa bàn, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Công điện này./.

Chủ động ứng phó với bão số 4 trên biển Đông

CÔNG ĐIỆN

Chủ động ứng phó với bão số 4 trên biển Đông

 

VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG

THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH QUẢNG TRỊ

 ĐIỆN:

 Theo bản tin của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Trị, hồi 07 giờ ngày 06/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 117,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 390km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/h), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây tốc độ khoảng 10km/h. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 10/km/h; đến 07h00 ngày 07/10 bão ở vị trí khoảng 21,7N-115,7E, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 180km về phía Đông Nam, cướng độ cấp 9, giật cấp 12.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 4 và thực hiện Công điện số 12/CĐ-QG hồi 18 giờ 00 phút ngày 05/10/2023 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan triển khai một số nội dung công việc như sau:

1. Các huyện ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Thủy sản, Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị:

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến của bão số 4; duy trì thông tin liên lạc, thông báo, cảnh báo kịp thời đến chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão số 4 để chủ động phòng tránh; thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trên biển Đông trong 24 giờ tới từ phía Bắc vĩ tuyến 20,0N; phía Đông kinh tuyến 114,0E (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo tiếp theo).

- Theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra.

- Thông tin, tuyên truyền và có biện pháp đảm báo an toàn cho khách du lịch trên đảo Cồn Cỏ

2. Duy trì, sẵn sàng các lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

3. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão số 4 và các loại hình thiên tai khác có thể xảy ra để các cấp chính quyền, người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

4. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị và các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên cập nhật, tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến của bão số 4, thời tiết nguy hiểm có thể xảy ra và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả.

5. Tổ chức trực ban nghiêm túc, chủ động nắm bắt tình hình và báo cáo kịp thời về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh qua Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để xử lý khi có tình huống./.

Chủ động ứng phó với bão KOINU gần biển Đông

Theo bản tin của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Trị, Hồi 13 giờ ngày 03/10/2023, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 124,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, khoảng 10km/h. Dự báo trong 24 giờ tới bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 10 km/h, cường độ cấp 14 - 15, giật cấp 17. Dự báo tác động của bão, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông từ đêm 03/10 có gió mạnh dần lên cấp 6-7, từ đêm 04/10 mạnh lên cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão KOINU và thực hiện văn bản số 368/VPTT ngày 03/10/2023 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện một số nội dung sau:

1. Các huyện ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Thủy sản, Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị theo dõi, cập nhật và thông báo kịp thời đến các thuyền trưởng, chủ phương tiện tàu, thuyền biết về diễn biến của bão KOINU để chủ động phòng tránh, không đi vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới Phía Bắc vĩ tuyến 19,0-24,0N; phía Đông kinh tuyến 120,0E (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo tiếp theo).

2. Rà soát lực lượng, phương tiện, sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

3. Tổ chức công tác trực ban nghiêm túc, kịp thời báo cáo tình hình thiên tai tại địa phương, đơn vị về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh qua Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cơ quan, địa phương, đơn vị nghiêm túc thực hiện./..

Tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của ATNĐ, mưa lớn và mưa dông kèm theo lốc xoáy, sét

BÁO CÁO NHANH (SỐ 06)

Tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của ATNĐ, mưa lớn

và mưa dông  kèm theo lốc xoáy, sét

(Tính đến 11h00’ ngày 27/9/2023)

 

I. Tình hình thiên tai: Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã hết mưa. Mực nước trên các sông dưới mức báo động I.

II. Tình hình thiệt hại:

1. Thiệt hại về người:

Về người chết: 01 người (ông Trần Khương Tiền; sinh năm 1964; thương trú tại thôn 6, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Nguyên nhân: Khoảng 07h00 ngày 24/9/2023 nạn nhân tham gia đánh bắt cá tại vùng biển tỉnh Quảng Trị, bằng thuyền nan công suất 12CV thì bị sét đánh tử vong.

2. Thiệt hại về nhà ở:

Nhà bị tốc mái: 90 nhà (Triệu Phong: 71 nhà; Vĩnh Linh:19 nhà).

3. Thiệt hại về văn hóa:

01 nhà sinh hoạt cộng đồng bị tốc mái (Triệu Phong).

4. Thiệt hại về giao thông:

4.1. Tuyến đường Quốc lộ được giao quản lý:

Đường QL.15D đoạn Km9+500: Đất, đá sụt ta luy dương tràn ra mặt đường, với khối lượng khoảng 124,5m3 (trong đó: Đất, đá: 120m3 ; đá mồ côi: 4,5m3).

4.2. Tuyến đường địa phương quản lý:

- Đường ĐT.588a đoạn cầu tràn Ba Lòng (Km11+240): Nước ngập sâu 1,0m; đất đá trên các sườn đồi trôi xuống gây tràn lấp mặt đường tại các vị trí Km4+850; Km5+350; Km5+550.

- Đường lâm nghiệp xã Trung Nam bồi lấp dài 20m, khối lượng bồi lấp 20m3; sạt lỡ 20m, lượng đất sạt lỡ 30m3.

5. Thiệt hại khác:

- 03 nhà kho và hàng quán (Triệu Phong).

- Cây ăn quả, cây bóng mát bị bị đổ ngã: 2.000 cây (Triệu Phong).

III. Công tác khắc phục:

Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương nhanh chóng nắm bắt tình hình thiệt hại để tổng hợp báo cáo kịp thời và triển khai các biện pháp khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra;

Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương đã chủ động đến thăm hỏi và động viên gia đình có người bị tử vong, nhà ở bị tốc mái do lốc xoáy; kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống cho bà con nhân dân.

Trên đây là số liệu tính đến 11h00’ ngày 27/9/2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT TKCN tỉnh Quảng Trị tiếp tục rà soát, cập nhật, báo cáo bổ sung sau./.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tổng hợp

Khẩn trương triển khai ứng phó với Áp thấp nhiệt đới và mưa lũ

CÔNG ĐIỆN KHẨN

Khẩn trương triển khai ứng phó với Áp thấp nhiệt đới và mưa lũ

 

BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG

THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH QUẢNG TRỊ

ĐIỆN:

 

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;

- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;

- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã và thành phố;

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Quảng Trị; Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh; Công ty TNHH MTV QLKT CTTL Quảng Trị;

- Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị; Chi cục Thủy sản.

 

Theo bản tin của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Trị, hồi 16 giờ ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7 (39-61km/giờ), giật cấp 8-9; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15km/h. Dự báo, đến 13 giờ ngày 26/9, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên đất liền Quảng Trị đến Quảng Nam. Trong 24 giờ qua (Từ 15h ngày 24/9-15h ngày 25/9), lượng mưa vùng núi phổ biến 40-80 mm; vùng đồng bằng và trung du phổ biến 80-160 mm, có nơi cao hơn như Ba Lòng 179 mm, Triệu Hòa 191 mm, Triệu Ái 240 mm. Từ chiều nay (25/9) đến ngày 27/9 khu vực Quảng Trị xảy ra đợt mưa lớn diện rộng. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 80-180 mm, có nơi trên 220 mm.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của ATNĐ, mưa lớn và thực hiện Công điện số 11/CĐ-QG hồi 18 giờ 00 phút ngày 24/9/2023 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan triển khai một số nội dung công việc như sau:

1. UBND các huyện ven biển, UBND huyện đảo Cồn Cỏ phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Thủy sản, Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị:

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến của ATNĐ; duy trì thông tin liên lạc, thông báo, cảnh báo kịp thời đến chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh; thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. (Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: từ vĩ tuyến 13,5 – 16,5 độ vĩ Bắc, từ kinh tuyến 109,0 – 114,5 độ kinh Đông; trong 48 giờ tới: từ vĩ tuyến 14,0 – 17,0 độ vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 112,0 và được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).

- Theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra.

- Thông tin, tuyên truyền và có biện pháp đảm báo an toàn cho khách du lịch trên đảo Cồn Cỏ.

2. UBND các huyện, thị xã và thành phố khẩn trương kiểm tra các khu vực có nguy cơ ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất, chủ động sơ tán người dân, tài sản đến nơi an toàn; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm đề phòng bị chia cắt dài ngày; nắm chắc thông tin người dân đi rừng và thông báo, kêu gọi trở về an toàn trước khi mưa lũ diễn ra. Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính; các tuyến đê bao, các ngầm tràn… và tiêu thoát nước khu vực trũng thấp, khu đô thị,…Chỉ đạo hệ thống truyền thanh cơ sở cập nhật về diễn biến của ATNĐ và mưa lũ để người dân biết, chủ động phòng tránh và ứng phó.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các chủ đập, chủ đầu tư, nhà thầu thi công triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê , đặc biệt là các hồ chứa xung yếu và hồ chứa nhỏ; chỉ đạo Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị và các địa phương chủ động vận hành các công trình tiêu thoát nước, xả lũ theo đúng quy trình nhằm đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.

4. Sở Công Thương chỉ đạo các chủ đập thủy điện triển khai phương án vận hành, điều tiết các hồ đập, hệ thống điện, thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và vùng hạ du, thông tin kịp thời và cảnh báo cho chính quyền, nhân dân vùng hạ du khi vận hành điều tiết lũ; phối hợp với UBND các huyện Hướng Hóa, Đakrông chỉ đạo chủ đầu tư các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh có phương án đảm bảo an toàn cho các công trình và các khu vực có nguy cơ sạt lở đất gây ảnh hưởng đến khu dân cư và chủ động công tác sơ tán dân đảm bảo an toàn tuyệt đối về người.

5. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo triển khai các phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt tại các khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ; phối hợp với các lực lượng công an chủ động kiểm soát, phân luồng chống ách tác, đảm bảo an toàn cho các phương tiện vận tải; bố trí biển báo tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá; chuẩn bị lực lượng, phương tiện vật tư kịp thời khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông trên các trục chính do tỉnh quản lý.

6. Ban Quản lý đầu tư xây dựng tỉnh, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh, các Ban Quản lý đầu tư xây dựng các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành có liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình đang thi công, đặc biệt các công trình đê kè, hồ chứa nước, các công trình ven sông suối, vùng ven biển chủ động triển khai các biện pháp an toàn cho công trình, thiết bị và người lao động.

7. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh sẵn sàng triển khai các lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn kịp thời khi có tình huống xảy ra.

8. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến ATNĐ và các loại hình thiên tai khác có thể xảy ra để các cấp chính quyền, người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

9. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị và các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên cập nhật, tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến của ATNĐ, thời tiết nguy hiểm có thể xảy ra và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả.

10. Tổ chức trực ban nghiêm túc, chủ động nắm bắt tình hình và báo cáo kịp thời về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh qua Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để xử lý khi có tình huống./.

Kết quả giám sát chất lượng nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi SaLungĐợt 5 (lấy mẫu ngày 05/9/2023)

THÔNG BÁO

Kết quả giám sát chất lượng nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi Sa Lung

Đợt 5 (lấy mẫu ngày 05/9/2023).

 

Chất lượng nước tại vị trí quan trắc, giám sát không chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, chất hữu cơ, kim loại nặng, dầu mỡ khoáng, hoá chất bảo vệ thực vật, tổng hoạt độ phóng xạ. Riêng nồng độ oxy hoà tan tại tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy thấp và bị ô nhiễm vi sinh vật (vượt giới hạn A1, A2, B1, B2 nhiều lần theo QCVN 08: Không đáp ứng mục đích cấp nước sinh hoạt, bảo tồn động thực vật thủy sinh; Không đáp ứng mục đích tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự).

Để sử dụng nguồn nước sông Sa Lung đáp ứng được cho nhiều mục đích như cấp tưới nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt thì cần có biện pháp kiểm soát chất lượng nguồn nước thường xuyên, liên tục. Đặc biệt lưu ý đối với mật độ vi sinh vật và nồng độ oxy hòa tan trong nước. Trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến cáo sử dụng và đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp trong thời gian tới.

 

Thông báo kết quả giám sát chất lượng nước công trình thủy lợi Sa Lung (Đợt 3)

Thông báo kết quả giám sát chất lượng nước công trình thủy lợi Sa Lung (Đợt 3). Vị trí lấy mẫu ở thượng nguồn công trình thủy lợi Sa Lung.

Kết quả quan trắc chất lượng nước tại vị trí thượng lưu công trình đập ngăn mặn Sa Lung vào ngày 02/8/2023 nhận thấy: Phần lớn các thông số thực hiện quan trắc môi trường nước sông nằm trong giới hạn B1 theo QCVN 08. Ngoại trừ thông số DO, mật độ Coliform và E.coli chưa đáp ứng giới hạn quy chuẩn quy định. 

Tình hình triển khai công tác ứng phó với bão số 01 (Tính đến 17h00’ ngày 17/7/2023)

I. Tình hình thiên tai

- Bão số 1: Trong 3 giờ qua, bão di chuyển nhanh với tốc độ 20-25km/giờ. Hồi 16 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 400km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 15.

- Tình hình mưa: Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã hết mưa.

II. Công tác triển khai phòng, chống:

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đã ban hành Công điện số 03/CĐ-BCH ngày 15/7/2023 chủ động triển khai ứng phó với bão số 01; Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đã ban hành Công điện số 02/CĐ-VP ngày 14/7/2023 chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần biển Đông. Chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương, đơn vị liên quan triển khai ứng phó với bão số 01; trong đó, chú trọng công tác theo dõi, kiểm kê và quản lý tàu thuyền, chủ động đề phòng và có phương án ứng phó với các loại hình thiên tai có thể xảy ra.

III. Về tàu thuyền:

1. Tàu thuyền của tỉnh:

Tổng số tàu thuyền trên địa bàn tỉnh là 2.286 chiếc/5.603 thuyền viên, trong đó:

- Đã vào neo đậu an toàn tại các bến: 2.251 chiếc/5.349 thuyền viên (neo đậu tại các bến của tỉnh: 2.250 chiếc/5.342 thuyền viên; neo đậu tại đảo Cát Bà: 01 chiếc/07 thuyền viên).

- Đang hoạt động biển: 35 chiếc/254 thuyền viên, cụ thể:

+ Hoạt động từ vùng biển Hà Tỉnh đến Quãng Ngãi: 31 chiếc/217 thuyền viên;

+ Hoạt động từ vùng biển Bình Định đến Bình Thuận: 04 chiếc/37 thuyền viên;

2. Tàu thuyền ngoại tỉnh:

Tàu thuyền ngoại tỉnh đang neo đậu tránh, trú bão trên địa bàn tỉnh là 95 chiếc/773 thuyền viên, cụ thể:

- Tàu đánh cá: 76 chiếc/561 thuyền viên (Quảng Bình: 18 chiếc/109 thuyền viên; Nghệ An: 30 chiếc/254 thuyền viên; Quảng Ngãi: 09 chiếc/72 thuyền viên; Quảng Nam: 04 chiếc/19 thuyền viên; Thừa Thiên Huế: 03 chiếc/29 thuyền viên; Thanh Hóa: 04 chiếc/26 thuyền viên; Thái Bình: 01 chiếc/11 thuyền viên; Bình Định: 07 chiếc/41 thuyền viên).

- Tàu chở hàng: 19 chiếc/212 thuyền viên (Nghệ An: 06 chiếc/72 thuyền viên; Nam Định: 06 chiếc/63 thuyền viên; Quảng Ninh: 03 chiếc/32 thuyền viên; Hải Phòng: 02 chiếc/18 thuyền viên; Hà Nam: 01 chiếc/09 thuyền viên; Panama: 01  chiếc/18 thuyền viên).

Trên đây là số liệu tính đến 17h00’ ngày 17/7/2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT TKCN tỉnh Quảng Trị tiếp tục rà soát, cập nhật, báo cáo bổ sung sau./.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tổng hợp

DỰ BÁO NGUỒN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NƯỚC PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CẤP NƯỚC CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÁC LƯU VỰC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

DỰ BÁO NGUỒN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NƯỚC PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CẤP NƯỚC CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÁC LƯU VỰC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (THÁNG 4)

Phản ánh mới

Phản ánh khẩn

Tập kết rác gây ô nhiễm môi trường

Phản ánh về tình trạng tập kết, thu gom rác trước cơ quan đơn vị, trước cổng hộ gia đình ở 110 Lý Thường Kiệt, thành phố Đông Hà gây mùi hôi, mất vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe và mỹ quan của đơn vị. Kính mong các ban ngành liên quan xem xét. Trân trọng!

03/05/2024 09:06

Phường Đông Lương, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Người dân tự ý đổ bê tông làm tắc dòng chảy

Tôi thường xuyên đi tập thể dục qua đoạn đường Lê Thế Hiếu( gần bệnh xá Công an tỉnh cũ) tôi phản ánh sự việc sau: - Quán cháo lòng ngay gốc đường phan đình phùng và lê thế hiếu, tp Đông Hà (số nhà 02 Lê Thế Hiếu) xả trực tiếp nước bẩn ra đường gây mùi hôi và mất mỹ quan của Thành Phố, ô nhiễm môi trường, đổ xi măng cao làm tắc nước mưa chảy xuống cống gây ứa động. - Trước nhà số 04 Lê Thế Hiếu (cận bên quán Cháo Lòng số 02 Lê Thế Hiếu) có quán cắt tóc Mai Hải đổ nền xi măng ra đường làm ách tắc dòng nước chảy xuống cóng làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến các hộ dân sống phía trên.

02/05/2024 15:46

Thị trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Tình trạng số nhà bị trùng gây khó khăn cho người dân

Năm 2023 cá nhân tôi phản ánh tại đường Lê Thế Hiếu,TP Đông Hà đoạn từ trạm xá Công An Tỉnh cũ về phía dưới đường Trần Phú số nhà trùng lặp, lộn xộn gây khó khăn cho người dân trong việc tìm kiếm địa chỉ, mất mỹ quan của thành phố, chính quyền buông lỏng quản lý nên người dân tự đặt số nhà và được trả lời của UBND TP Đông Hà, tôi rất hài lòng nhưng đến bây giờ tháng 4/2024 đâu vẫn còn đó, số nhà vẫn lộn, chính quyền chỉ trả lời cho có mà không triển khai thực hiện nay tôi tiếp tục phản ánh sự việc trên và muốn có câu trả lời thoả đáng, có thời gian rõ ràng chứ không không trả lời chung chung như lần trước, xin cám ơn

26/04/2024 14:00

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh bình thường

Xả thải ra môi trường ảnh hưởng đến người dân

Nhà số 95 đường Hùng Vương, thị trấn Diên Sanh, Hải Lăng, Quảng Trị: Kinh doanh hủ tiếu, xả nước thải ra đường gây ứ đọng, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến người dân. Hiện quán xả thải lúc 10h đêm. Gây ứ đọng nước ngã 4 Hùng Vương - Nguyễn Trãi Cơ quan chức năng đã có báo cáo nhưng xử lý không triệt để và qua loa. Quán ăn bình dân phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP. Có hệ thống xả thải. Việc không có hệ thống xả thải khi kinh doanh dẫn đến xả ra đường. Đơn vị kiểm tra nên sử dụng camera quan sát chung tại ngã 4 để xác thực nội dung xả thải và kiểm tra xử phạt đúng quy đinh cả về điều kiện mở quá ăn uống và xả thải vào ba đêm

26/04/2024 10:59

Hùng Vương, Thị trấn Hải Lăng, Huyện Hải Lăng, Quảng Trị
Phản ánh bình thường

Xe máy mini tham gia giao thông gây mất an toàn. Địa điểm phản ánh: Đường Nguyễn Trãi, thành phố Đông Hà. Kính mong các ban ngành liên quan xem xét.

Tình trạng xe máy mini tham gia giao thông ngày một nhiều, rất dễ tai nạn vì quá nhỏ khó quan sát

23/04/2024 15:15

Phường 5, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm