Tìm kiếm

Thủy lợi

Thủy lợi

CÔNG ĐIỆN: Về việc chủ động triển khai ứng phó với mưa lũ và gió mạnh trên biển

CÔNG ĐIỆN

Về việc chủ động triển khai ứng phó với mưa lũ và gió mạnh trên biển

 

BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH QUẢNG TRỊ

 ĐIỆN:

 

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Công an tỉnh;

- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố;

- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Quảng Trị; Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh; Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác Công trình Thủy lợi; Công ty Thủy điện Quảng Trị; Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình tỉnh.

 

Theo bản tin của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, sáng nay 13/11 không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực Quảng Trị. Trong đất liền có gió Đông Bắc mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5, có lúc cấp 6, giật cấp 7; vùng biển Quảng Trị (tại Đảo Cồn Cỏ) có mạnh cấp 5-6, giật cấp 7, sóng biển cao 2.0- 3.0m. Khu vực tỉnh Quảng Trị có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; lượng mưa trong 24 giờ qua phổ biến từ 40-100 mm, một số nơi cao hơn như Mỹ Chánh 117 mm, Nam Thạch Hãn 156 mm, Hướng Sơn 159 mm, Cam Chính 160 mm, Hướng Hiệp 187 mm, Hướng Linh 212 mm. Dự báo, chiều và đêm nay 13/11 khu vực Quảng Trị có mưa to đến rất to và dông. Tổng lượng mưa đợt (chiều 13/11-15/11) phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 300 mm; từ chiều 13-17/11, trên các sông trong tỉnh Quảng Trị xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2.0 m đến 5.0 m, hạ lưu 1.0 m đến 3.0 m. Đỉnh lũ các sông ở mức từ BĐ 1 đến BĐ 2, có sông trên BĐ 2; nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất ở vùng núi, sạt trượt các công trình đang thi công, sạt lở bờ sông thuộc các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, các xã phía tây huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng; vùng biển tiếp tục có gió Bắc đến Đông Bắc mạnh cấp 5-6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2.0-4.0 m, biển động.

Thực hiện Công điện số 17/CĐ-QG ngày 12/11/2023 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; để chủ động triển khai ứng phó với mưa lũ và gió mạnh trên biển, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung thực hiện một số nội dung sau:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:

- Theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

- Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất; phòng, chống ngập úng vùng thấp trũng và khu vực đô thị.

- Bố trí lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.

- Tổ chức gia cố đảm bảo an toàn cho các khu nuôi thuỷ sản, các lồng, bè trên sông và các ao, hồ nuôi thủy sản ven biển; có phương án bảo vệ vật nuôi trong các trang trại chăn nuôi an toàn và bảo vệ diện tích hoa màu chưa thu hoạch xong.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.

2. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo và triển khai công tác quản lý, vận hành, điều tiết đảm bảo an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện và khu vực hạ du; triển khai phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều;

3. Sở Giao thông Vận tải phối hợp với địa phương chỉ đạo công tác tổ chức giao thông và đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, kịp thời khắc phục sự cố đảm bảo giao thông thông suốt, nhất là các tuyến giao thông chính.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin về diễn biến thiên tai để chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh chủ động cho học sinh nghĩ học nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

5. Chủ đầu tư các công trình đang thi công, đặc biệt là công trình ven biển, ven sông có phương án đảm bảo an toàn cho phương tiện, vật tư, thiết bị thi công, không để xảy ra thiệt hại về người.

6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ sơ tán, di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

7. Các huyện ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị theo dõi và thông báo kịp thời đến các thuyền trưởng, chủ phương tiện tàu, thuyền biết về thời tiết nguy hiểm trên biển, để chủ động các biện pháp phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

8. Duy trì, sẵn sàng các lực lượng, phương tiện để hỗ trợ sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

9. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến của mưa lũ và các loại hình thiên tai khác có thể xảy ra để các cấp chính quyền, người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

10. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị và các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên cập nhật, tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến tình hình thiên tai và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả đến cộng đồng để chủ động trong phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

11. Tổ chức trực ban nghiêm túc, chủ động nắm bắt tình hình và báo cáo kịp thời về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh qua Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh./.

Ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất và gió mạnh trên biển

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Trị, từ đêm 29/10 đến ngày 31/10 khu vực Quảng Trị có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa phổ biến 80-150 mm, có nơi trên 200 mm. Cảnh báo từ đêm 31/10 đến ngày 02/11, khu vực Quảng Trị tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 30-70 mm, có nơi trên 100 mm. Từ ngày 29-30/10, vịnh Bắc Bộ có gió cấp 5-6, giật cấp 7-8; Bắc biển Đông gió cấp 6, giật cấp 8; vùng biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang có mưa rào, dông rải rác, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật cấp 7-8.

Để chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất và gió mạnh trên biển; thực hiện văn bản số 399/VPTT ngày 29/10/2023 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai về ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và gió mạnh trên biển; Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện một số nội dung sau:

1. Các huyện ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị:

- Theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của gió mạnh trên biển; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống. 

2. Thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai và thông tin kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng tránh với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất và gió giật mạnh có thể xảy ra; đồng thời tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu các thiệt hại.

3. Triển khai các lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực ven sông, suối, khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.

4. Rà soát, chủ động bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn; nghiêm cấm, kiên quyết không cho người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, ngầm, tràn, trên các sông, suối, hồ chứa nước, nơi dễ sạt lở đất. Sẵn sàng lực lượng, vật tư phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính và ngập úng cục bộ khu vực đô thị khi xảy ra mưa lớn.

5. Kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

6. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo tình hình kịp thời về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh qua Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cơ quan, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện./.

BÁO CÁO NHANH (SỐ 08) Tình hình thiên tai, thiệt hại do thiên tai và công tác khắc phục hậu quả

BÁO CÁO NHANH (SỐ 08)

Tình hình thiên tai, thiệt hại do thiên tai và công tác khắc phục hậu quả

(Tính đến 06h30’ ngày 27/10/2023)

 
 

 

 

 


I. Tình hình thiên tai

1. Tình hình lũ trên các sông: Hiện nay, mực nước các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xuống dưới báo động 1.

2. Tình hình ngập lụt: Hiện tại, các điểm ngập lụt tại các tuyến đường, ngầm tràn, khu vực đô thị nước đã rút, các hoạt động của người dân và giao thông trở lại bình thường.

II. Tình hình thiệt hại

1. Về giao thông:

1.1. Các tuyến Quốc lộ được giao quản lý:

QL.15D: Đất, đá st ta luy dương và chy tràn ra mt đường tại cu tràn ĐaKrông - Km0+307; Cu La Hót - Km1+094; Km1+700; Km2+450; Km2+500; Km2+980; Km7+400; Km9+400; Km9+530 và một số v trí l t trên tuyến với khối lượng khong 750m3. Đất, đá lp tc rãnh dc ti v trí st ta luy dương Km9+360 và h thu cng Km8+400 với khối lượng khong 250m3.

1.2. Các tuyến đường tỉnh:

- ĐT.571: Đất sụt lấp rãnh dọc và bùn đất tràn lấp mặt đường một số vị trí trên đoạn Km4+600 ÷ Km18+500 với khối lượng khoảng 65m3.

- ĐT.576: Xói chân khay gia cố mái taluy đường đầu cống hộp Km9+014.

- ĐT.585: Đất sụt ta luy dương tại Km3+850 với khối lượng khoảng 120m3.

- ĐT.586: Đất sụt lấp rãnh dọc và tràn lấp mặt đường tại các vị trí:  Km4+600 ÷ Km4+900, Km13+100, Km13+800, Km13+900, Km19+300, Km22+500, Km26+600, Km29+00, Km31+050 với khối lượng khoảng 250m3.

- ĐT.587: Đất sụt lấp rãnh dọc và bùn đất tràn lấp mặt đường tại các vị trí Km4+600, Km4+950, Km7+900, Km7+100, Km8+500 với khối lượng khoảng 135m3.

- ĐT.588a: Đất chảy tràn ra mặt đường tại Km4+350; Km5+323÷ Km5+610 và một số vị trí lẻ tẻ trên tuyến với khối lượng khoảng 350m3. Đất, bùn đọng lại hai đầu đường cầu tràn Ba Lòng - Km11+240 với khối lượng khoảng 100m3.

1.3. Các tuyến đường liên xã, liên thôn trên địa bàn huyện Đakrông:

-  Đường vào trung tâm xã Ba Nang bị  sạt lở khoảng 60 m3;

  - Đường liên thôn A Vao - Tân Đi, xã A Vao bị sạt lở 02 đoạn: Tại Km2 +500 (khoảng 200 m3) và Km3+200 (khoảng 10m3) đất đá.

- Đường liên thôn Húc Nghì – La Tó – Cợp, xã Húc Nghì bị sạt lở khối lượng đất đá khoảng 30m3;

- Đường nội thôn Pa Ling, xã A Vao sạt lở 01 điểm khoảng 07m3 đất đá.

- Đường nội thôn A Vao, xã A Vao sạt lở ở phía taluy âm chiều dài khoảng 30 mét (ở Km0 + 200), nứt tuyến taluy âm tại Km0+600 khoảng 40m và sạt lỡ tuyến taluy dương khoảng 05m3.

- Sạt lở cống qua đường ở khu tái định cư Tà rụt, xã Tà Rụt.

- Ngầm tràn thôn Kỳ Neh xã A Ngo bị xói hàm ếch.

- Cống thoát nước qua đường tuần tra biên giới Sa Trầm - Pa Linh bị cuốn trôi làm sạt lỡ mặt đường rộng 7m, dài 10m và sâu 5m.

1.4. Các tuyến đường liên xã, liên thôn trên địa bàn huyện Cam Lộ: Nhiều tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã bị xói lở, hư hỏng với tổng chiều dài khoảng 20km.

2. Về Thủy lợi:

2.1. Huyện Hải Lăng: 01 đập dâng bị vỡ, chiều dài khoảng 20m, vị trí bị vỡ tiếp giáp với tràn xả lũ và móng tràn xả lũ bị hở hàm ếch, có nguy cơ bị sụt lún (Đập dâng Khe Ngói có vị trí nằm tại suối Bội, làng Tân Trưng, thôn Tân Phong, xã Hải Chánh, thuộc hạ lưu của đập dâng Tân Trưng phục vụ tưới cho 12 ha lúa và 03 ha hoa màu của THT Tân Trưng; tuy nhiên tại thời điểm xảy ra sự cố thì toàn bộ diện tích lúa và hoa màu đã được thu hoạch.

2.2. Huyện Cam Lộ:

- Bờ sông Hiếu đoạn qua xã Cam Hiếu, xã Cam Thủy và Cam Tuyền bị sạt lở nhiều đoạn với tổng chiều dài khoảng 1,2km (trong đó: đoạn thôn Tam Hiệp sạt lở nặng dài khoảng 50m, chiều sâu sạt lở 10m, cách nhà dân 20m; đoạn tại thôn Lâm Lang 2 sát mép đường bê tông liên thôn Lâm Lang 1 – Lâm Lang 2; đoạn Mộc Đức sát mép đương liên xã Cam Hiếu – Cam Thủy);

- Kè kênh tiêu T5 đoạn qua thôn Phổ Lại xã Thanh An bị hư hỏng, sạt lở khoảng 200m;

- Bờ sông Trúc Khê đoạn qua thôn Trúc Khê và Trúc Kinh xã Thanh An bị sạt lở khoảng 500m.

- Một số tuyến kênh mương nội đồng bị ngập, xói lở, hư hỏng với chiều dài khoảng 3km.

2.3. Huyện Triệu Phong:

- Bờ sông Thạch Hãn đoạn qua thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang bị  sạt lở với chiều dài khoảng 50m, chiều sâu sạt lở 3m.

- Tuyến đê Tiền Tả kết hợp đường giao thông đoạn qua thôn Phú Mỹ Kiên, xã Triệu Giang bị sạt lở với chiều dài 100m, chiều sâu sạt lở 2m.

3. Thiệt hại khác: Hàng rào nhà sinh hoạt cộng đồng thôn A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông bị sập đổ chiều dài 30m.

III. Công tác khắc phục hậu quả

Với tinh thần khẩn trương tập trung khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống người dân; kịp thời tổ chức động viên, thăm hỏi, hỗ trợ những gia đình bị thiệt hại do mưa lũ; tạo mọi điều kiện để học sinh sớm được trở lại trường, nhân dân sớm ổn định sản xuất, kinh doanh; không để dịch bệnh bùng phát do ô nhiễm môi trường sau mưa . Kết quả khắc phục hậu quả trên địa bàn tỉnh đến nay như sau:

1. Về giao thông:

- Đối với các điểm hư hỏng, sạt lở cục bộ các địa phương, đơn vị đã chủ động huy động lực lượng triển khai khắc phục, di dời đất, đá đảm bảo giao thông đi lại thông suốt.

- Tuyến đường tuần tra biên giới Sa Trầm – Pa Linh: Địa phương đã chủ động huy động lực lượng Biên phòng, xung kích xã,… triển khai khắc phục tạm thời, hiện nay đã lưu thông xe máy, đi bộ qua lại được.

2. Về Thủy lợi:

- Đối với sự cố vỡ đập dâng Khe Ngói: Tỉnh đã chỉ đạo địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá để có phương án xử lý kịp thời; địa phương đã tổ chức kiểm tra, đánh giá nhằm đưa ra phương án xử lý trước mắt và lâu dài.

- Đối với các vị trí sạt lở trên địa bàn Cam Lộ: đã triển khai cắm biển cảnh báo, giăng dây khoanh vùng vị trí sạt lở nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

3. Về các thiệt hại khác: Một số thiệt hại khác về hạ tầng thiết yếu, hiện nay đang được chính quyền và người dân thống kê, đánh giá và tập trung tổ chức khắc phục để sớm ổn định đời sống sinh hoạt, kinh tế xã hội.

Trên đây là số liệu tính đến 06h30’ ngày 27/10/2023, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tiếp tục rà soát, cập nhật, báo cáo bổ sung./.

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tổng hợp

BÁO CÁO NHANH (SỐ 05) Tình hình mưa lũ và công tác triển khai ứng phó

BAN CHỈ HUY PCTT VÀ TKCN

TỈNH QUẢNG TRỊ

VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quảng Trị, ngày 25 tháng 10 năm 2023

BÁO CÁO NHANH (SỐ 05)

Tình hình mưa lũ và công tác triển khai ứng phó

(Tính đến 11h30 ngày 25/10/2023)

 
 
 

 

 


I. Tình hình thiên tai

1. Tình hình mưa: Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã hết mưa.

2. Tình hình lũ trên các sông: Hiện nay, mực nước các sông ở khu vực Quảng Trị đã xuống dưới báo động (BĐ) 1. Riêng mực nước sông Ô Lâu tại Hải Tân lúc 10h00 ngày 25/10 là 2.50m, dưới BĐ 2 là 0.3m.

(Chi tiết mực nước và lượng mưa có phụ lục 1 kèm theo)

3. Tình hình ngập lụt: Hiện tại, một số điểm ngập lụt tại các tuyến đường, ngầm tràn, khu vực đô thị nước đã rút, các hoạt động của người dân và giao thông trở lại bình thường; còn một số điểm cụ thể như sau:

- Huyện Triệu Phong: 01 điểm (đoạn đường qua thôn Phú Mỹ Kiên, xã Triệu Giang còn ngập khoảng 20-30cm.

- Tuyến Quốc lộ QL.49C: 05 điểm (đoạn Km33+600 ÷ Km33+700 và Km35+250 ÷ Km35+400 nước ngập khoảng (10÷15)cm; đoạn Km33+900 ÷ Km34+00 và Km38+100 ÷ Km38+500 nước ngập khoảng 5cm; đoạn Km38+650 ÷ Km40+200 nước ngập khoảng 25cm).

- Tuyến đường ĐT.582: 02 điểm (đoạn Km3+700 ÷ Km4+250 nước ngập khoảng (10÷15)cm; Km5+250 ÷ Km5+270 nước ngập khoảng 5cm).

- Tuyến đường ĐT.584: 01 điểm (đoạn từ Km14+400 ÷ Km14+750 nước ngập khoảng (5÷10)cm).

- Tuyến đường ĐT.586: 01 điểm (ngầm tràn tại Km30+900 nước ngập khoảng 30cm, tắc giao thông).

- Tuyến đường ĐT.587: 01 điểm (tại cầu tràn Km1+700 nước ngập khoảng 10cm).

- Tuyến đường ĐT.588a: 01 điểm (tại cầu tràn Ba Lòng (Km11+240) hiện đang ngập khoảng 50cm).

II. Công tác triển khai phòng, chống và ứng phó

- UBND tỉnh đã ban hành Công điện khẩn số 03/CĐ-UBND ngày 10/10/2023 về việc tập trung ứng phó với tình hình mưa lũ;

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã ban hành văn bản số 115/VP-PCTT ngày 23/10/2023 về việc chủ động ứng phó gió mạnh trên biển và mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất;

- Chỉ đạo Đài KTTV tỉnh tăng cường thời lượng các OBS quan trắc đo diễn biến lượng mưa, mực nước tại các trạm đo; đồng thời, theo dõi liên tục các điểm đo mưa, mực nước của hệ thống Vrain và tăng cường thời lượng phát tin, cảnh báo, dự báo về tình hình mưa lũ, ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng xung yếu;

- Các đơn vị, địa phương đã triển khai lực lượng canh gác và bố trí barie, biển cảnh báo tại các vị trí ngầm, tràn bị chia cắt, các điểm nguy cơ sạt lở, khu vực nguy hiểm,… đảm bảo an toàn cho người và phương tiện;

- Huyện Hướng Hóa đã chủ động sơ tán 05 hộ/23 nhân khẩu (xã Hướng Linh) do ảnh hưởng của ngập lụt. Hiện tại, người dân trở lại sinh hoạt bình thường.

- Hiện nay, các trường học đã cho học sinh đi học trở lại.

III. Tình hình an toàn hồ đập, đê điều và công trình đang thi công

1. Tình hình hồ, đập:

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 126 đập, hồ chứa thủy lợi, bao gồm: 124 hồ chứa (có 01 hồ chứa thủy lợi kết hợp thủy điện với tổng dung tích trữ là 162,99.106 và 123 hồ thủy lợi với tổng dung tích trữ khoảng 260.106 m3) và 02 đập; trong 126 đập, hồ chứa có 14 hồ chứa lớn, 01 đập lớn, 22 hồ chứa vừa, 88 hồ chứa nhỏ và 01 đập nhỏ.

Đến thời điểm 07h00 ngày 25/10/2023, các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đang vận hành đảm bảo an toàn; trong đó: Tổng dung tích các hồ chứa Thủy lợi do Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình Thủy lợi Quảng Trị quản lý đạt khoảng 68,53% so với dung tích thiết kế, hồ chứa Thủy lợi – Thủy điện đạt khoảng 55,44% so với dung tích thiết kế.

(Chi tiết có phụ lục 2 kèm theo)

2. Công tác đảm bảo an toàn công trình:

Để đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập và đê điều trước mùa mưa lũ năm 2023, đến thời điểm hiện nay các địa phương, đơn vị đã kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình nhằm phát hiện và khắc phục, sửa chữa, tu bổ kịp thời các hư hỏng. Đồng thời xây dựng, rà soát, cập nhật phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đối với các hồ, đập; phương án hộ đê tại các khu vực xung yếu đối với các tuyến đê, kè để chủ động trong công tác ứng phó khi thiên tai xảy ra.

3. Các công trình đang thi công:

Đối với các công trình đê, kè: Hiện nay, có 10 công trình đang triển khai thi công. Tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư đã rà soát, cập nhật phương án phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa bão.

IV. Tình hình sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

- Diện tích lúa chưa thu hoạch còn khoảng 1.500ha lúa rẫy, trong đó: ĐaKrông: 800ha; huyện Hướng Hóa: 700ha (diện tích chưa thu hoạch của 2 huyện miền núi do đặc thù nên gieo muộn hơn so với lịch thời vụ của tỉnh).

- Sắn và rau màu các loại: Còn khoảng 5.300ha chưa thu hoạch, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng tỉnh.

- Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 2.900ha và 10.600 m3 lồng, bè chưa thu hoạch.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương có các biện pháp bảo vệ sản xuất, đảm bảo an toàn đối với thủy sản nhằm hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra.

V. Tình hình thiệt hại

1. Về Giáo dục: 06 điểm trường bị ngập (Đông Hà: 01 điểm; Hải Lăng: 01 điểm; Triệu Phong: 04 điểm). Hiện tại nước đã rút, học sinh đã đi học trở lại; ngành Giáo dục đang rà soát, thống kê thiệt hại.

2. Về giao thông:

- Các tuyến Quốc lộ được giao quản lý:

+ Tuyến đường QL.15D: Đất, đá sụt ta luy dương và chảy tràn ra mặt đường (tại cầu tràn ĐaKrông - Km0+307; Cầu La Hót - Km1+094; Km1+700; Km2+450; Km2+500; Km2+980; Km7+400; Km9+400; Km9+530 và một số vị trí trên tuyến), với khối lượng khoảng 750m3. Đất, đá lấp tắc rãnh dọc (tại vị trí sụt ta luy dương Km9+360 và hố thu cống Km8+400), với khối lượng khoảng 250m3.

- Các tuyến đường tỉnh:

+ Tuyến đường ĐT.585: Đất sụt ta luy dương tại Km3+850 với khối lượng khoảng 120m3.

+ Tuyến đường ĐT.588a: Đất chảy tràn ra mặt đường tại Km4+350; Km5+323 ÷ Km5+610 và một số vị trí trên tuyến với khối lượng khoảng 350m3.

- Tuyến đường Hướng Tân đi Hướng Linh (địa bàn xã Hướng Tân) bị sạt lở nhẹ.

- Tuyến đường tuần tra biên giới Sa Trầm – Pa Linh, huyện Đakrông (đoạn Km6 tính từ Đồn Biên phòng Ba Nang đến điểm sạt lở thôn Ra Poong) bị xói lở, cuốn trôi mặt đường và nền đường khoảng 10m.

3. Về Thủy lợi: 01 đập dâng bị vỡ, chiều dài khoảng 20m (đập dâng Tân Trưng, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng). Đây là đập rất nhỏ; đồng thời, phía hạ lưu đập không có nhà dân, chỉ có đất trồng lúa (diện tích này đã được thu hoạch).

VI. Công tác khắc phục hậu quả

Với tinh thần khẩn trương tập trung khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống người dân; kịp thời tổ chức động viên, thăm hỏi, hỗ trợ những gia đình bị thiệt hại do mưa lũ; tạo mọi điều kiện để học sinh sớm được trở lại trường, nhân dân sớm ổn định sản xuất, kinh doanh; không để dịch bệnh bùng phát do ô nhiễm môi trường sau mưa . Kết quả khắc phục hậu quả trên địa bàn tỉnh đến nay như sau:

1. Về giao thông:

- Đối với các điểm hư hỏng, sạt lở cục bộ các địa phương đã chủ động huy động lực lượng triển khai khắc phục, di dời đất, đá đảm bảo giao thông đi lại thông suốt.

- Đối với sự cố tại tuyến đường tuần tra biên giới Sa Trầm – Pa Linh, địa phương đã chủ động huy động lực lượng Biên phòng, dân quân xã,… triển khai khắc phục tạm thời nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, phục vụ các hoạt động của người dân. Đang tiếp tục cập nhật tình hình để có báo cáo cụ thể.

2. Về Thủy lợi: Đối với sự cố vỡ đập Tân Trưng: Tỉnh đã chỉ đạo địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá để có phương án xử lý kịp thời; địa phương đã tổ chức kiểm tra, đánh giá nhằm đưa ra phương án xử lý trước mắt và lâu dài.

3. Về các thiệt hại khác: Một số thiệt hại khác về hạ tầng thiết yếu, hiện nay đang được chính quyền và người dân thống kê, đánh giá và tập trung tổ chức khắc phục để sớm ổn định đời sống sinh hoạt, kinh tế xã hội.

Trên đây là số liệu tính đến 11h30’ ngày 25/10/2023, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tiếp tục rà soát, cập nhật, báo cáo bổ sung./.

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tổng hợp

 

Chủ động ứng phó gió mạnh trên biển và mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Theo bản tin của Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh, dự báo từ trưa 23/10 đến sáng ngày 25/10 khu vực Quảng Trị tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa phổ biến 50-150 mm, có nơi trên 200mm. Ngoài ra, từ ngày và đêm 23/10, vùng biển Quảng Trị có gió cấp 4-5, giật cấp 6-7, có mưa rào và dông rải rác, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh; cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 2.

Để chủ động ứng phó vi gió mạnh trên biển và mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; thực hiện văn bản số 389/VPTT ngày 21/10/2023 về việc chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển và văn bản số 390/VPTT ngày 22/10/2023 về ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện một số nội dung sau:

1. Các huyện ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị:

- Theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của gió mạnh trên biển; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra;

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

2. Thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai và thông tin kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng tránh với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất và gió giật mạnh có thể xảy ra; đồng thời tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại khi thiên tai xảy ra.

3. Triển khai các lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực ven sông, suối, khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.

4. Rà soát, chủ động bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn; nghiêm cấm, kiên quyết không cho người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, ngầm, tràn, trên các sông, suối, hồ chứa nước, nơi dễ sạt lở đất. Sẵn sàng lực lượng, vật tư phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính, ngập úng khu vực đô thị khi xảy ra mưa lớn.

5. Kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

6. Tổ chức trực ban nghiêm túc, báo cáo tình hình thiên tai tại địa phương, đơn vị kịp thời về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh qua Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để xử lý khi có tình huống xảy ra.

Đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cơ quan, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện./.

BÁO CÁO NHANH (SỐ 06) Tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ và bão số 5 gây ra

BÁO CÁO NHANH (SỐ 06)

Tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả

do mưa lũ và bão số 5 gây ra

(Tính đến 06h30 ngày 20/10/2023)

 
 

 

 

 


I. Tình hình thiệt hại

1. Nhà dân bị ngập: 300 nhà (Hải Lăng).

2. Về giao thông: Mưa lớn đã làm sạt lở, hư hỏng cục bộ các tuyến đường trên địa bàn huyện Đakrông: 10 điểm, cụ thể:

- Đường vào trung tâm xã Ba Nang: Bị sạt lở khoảng 60 m3.

- Tuyến đường 588a đoạn qua xã Mò Ó: Sạt lở taluy dương, khối lượng khoảng 20 m3.

- Đường liên thôn A Vao - Tân Đi, xã A Vao: 02 điểm bị sạt lở (Tại Km2 +500, khoảng 200 m3 đất, đá; tại Km3+200, khoảng 10m3 đất, đá).

- Đường liên thôn Húc Nghì – La Tó – Cợp, xã Húc Nghì: Bị sạt lở khối lượng đất đá khoảng 30m3.

- Đường nội thôn Pa Ling, xã A Vao: Sạt lở khoảng 07m3 đất đá.

- Đường nội thôn A Vao, xã A Vao: 02 điểm (sạt lở ở phía taluy âm chiều dài khoảng 30 mét (tại Km0+200); nứt tuyến taluy âm tại Km0+600 khoảng 40m, sạt lỡ tuyến taluy dương khoảng 05m3).

- Sạt lở cống qua đường ở khu tái định cư Tà rụt, xã Tà Rụt.

- Đường nội thôn Cu Pua, xã Đakrông: Bị xói lở ta luy dương, chiều dài khoảng 50m.

3. Về giáo dục: 17 điểm trường bị ngập (Hải Lăng).

II. Công tác khắc phục hậu quả

Với tinh thần khẩn trương tập trung khắc phục hậu quả bão, mưa lũ gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống người dân; kịp thời tổ chức động viên, thăm hỏi, hỗ trợ những gia đình bị thiệt hại do mưa bão; tạo mọi điều kiện để học sinh sớm được trở lại trường, nhân dân sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định sản xuất; không để dịch bệnh bùng phát do ô nhiễm môi trường sau mưa . Kết quả khắc phục hậu quả trên địa bàn tỉnh đến nay như sau:

1. Về nhà ở: Đối với một số nhà dân bị ngập nước cục bộ đến nay nước đã rút, chính quyền đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân dọn dẹp vệ sinh, ổn định cuộc sống.

2. Về giao thông: Các điểm ngập lụt, chia cắt giao thông cục bộ đến nay cơ bản lưu thông đi lại bình thường; đối với các điểm hư hỏng, sạt lở cục bộ các địa phương đã chủ động huy động lực lượng triển khai khắc phục, di dời đất, đá đảm bảo giao thông đi lại thông suốt.

3. Về các thiệt hại khác: Một số thiệt hại khác về hạ tầng thiết yếu, hiện nay đang được chính quyền và người dân thống kê, đánh giá và tập trung tổ chức khắc phục để sớm ổn định đời sống sinh hoạt, kinh tế xã hội.

Trên đây là số liệu tính đến 06h30’ ngày 20/10/2023, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tiếp tục rà soát, cập nhật, báo cáo bổ sung sau./.

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tổng hợp

CÔNG ĐIỆN: Chủ động triển khai ứng phó với tình hình mưa lũ và áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trên biển Đông

Theo bản tin của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Trị, hồi 13 giờ ngày 17/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 110,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 160km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 5km/h. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 10 km/h và có khả năng mạnh lên thành bão; đến 13h00 ngày 18/10 bão ở vị trí khoảng 17,1N-109,1E, trên vùng biển Quảng Trị đến Đà Nẵng, cường độ cấp 8, giật 10.

Ngoài ra, từ chiều ngày 17/10 đến sáng 19/10, ở khu vực tỉnh Quảng Trị có mưa to đến rất to; lượng mưa phổ biến 100-250 mm, có nơi trên 300 mm.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lũ, ATNĐ và thực hiện Công điện số 15/CĐ-QG hồi 11 giờ 00 phút ngày 17/10/2023 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan triển khai một số nội dung như sau:

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung chỉ đạo tại Công điện khẩn số 03/CĐ-UBND ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó với tình hình mưa lũ và Công điện số 07/CĐ-BCH ngày 13/10/2023 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về việc chủ động triển khai ứng phó với tình hình mưa lũ và vùng áp thấp.

2. Các huyện ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị:

- Tổ chức cấm biển kể từ 17h00 ngày 17/10/2023 đến khi tình hình thời tiết trên biển trở lại bình thường.

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến của ATNĐ có thể mạnh lên thành bão; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền; duy trì thông tin liên lạc, bằng mọi biện pháp thông báo, cảnh báo kịp thời đến chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh; thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trên biển Đông trong 24 giờ tới từ 14,5 – 18,5N độ vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 111,5E (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo tiếp theo).

- Thông tin, tuyên truyền và có biện pháp đảm báo an toàn cho khách du lịch trên đảo Cồn Cỏ.

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.

3. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến mưa lũ, ATNĐ và các loại hình thiên tai khác có thể xảy ra để các cấp chính quyền, người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

4. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị và các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên cập nhật, tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến mưa lũ, ATNĐ và thời tiết nguy hiểm có thể xảy ra và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả.

5. Tổ chức trực ban nghiêm túc, chủ động nắm bắt tình hình và báo cáo kịp thời về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh qua Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để xử lý khi có tình huống./.

 

BÁO CÁO NHANH (SỐ 16) Tình hình mưa lũ và công tác triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả

 

- Đã triển khai sơ tán 06 hộ neo đơn ở thôn Phước Điền, xã Hải Định, huyện Hải Lăng đến vị trí an toàn.

- Các đơn vị, địa phương đã triển khai lực lượng canh gác và bố trí barie, biển cảnh báo tại các vị trí ngầm, tràn bị chia cắt, các điểm nguy cơ sạt lở, khu vực nguy hiểm,… đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

III. Tình hình an toàn hồ đập, đê điều và công trình đang thi công

1. Tình hình hồ, đập

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 126 đập, hồ chứa thủy lợi, bao gồm: 124 hồ chứa (có 01 hồ chứa thủy lợi kết hợp thủy điện với tổng dung tích trữ là 162,99.106 và 123 hồ thủy lợi với tổng dung tích trữ khoảng 260.106 m3) và 02 đập; trong 126 đập, hồ chứa có 14 hồ chứa lớn, 01 đập lớn, 22 hồ chứa vừa, 88 hồ chứa nhỏ và 01 đập nhỏ.

Đến thời điểm hiện nay (17/10/2023), tổng dung tích các Hồ chứa thủy lợi trọng điểm đạt trung bình khoảng 39,28% so với dung tích thiết kế. Mực nước các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đang vận hành đảm bảo an toàn.

(Chi tiết có phụ lục 2 kèm theo)

2. Công tác đảm bảo an toàn công trình

Để đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập và đê điều trước mùa mưa lũ năm 2023, đến thời điểm hiện nay các địa phương, đơn vị đã kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình nhằm phát hiện và khắc phục, sửa chữa, tu bổ kịp thời các hư hỏng. Đồng thời xây dựng, rà soát, cập nhật phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đối với các hồ, đập; phương án hộ đê tại các khu vực xung yếu đối với các tuyến đê, kè để chủ động trong công tác ứng phó khi thiên tai xảy ra.

3. Các công trình đang thi công

Đối với các công trình đê, kè: Hiện nay, có 10 công trình đang triển khai thi công. Tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư đã rà soát, cập nhật phương án phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa bão.

IV. Tình hình sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (số liệu như báo cáo trước)

- Diện tích lúa chưa thu hoạch còn khoảng 1.500ha lúa rẫy, trong đó: ĐaKrông: 800ha; huyện Hướng Hóa: 700ha (diện tích chưa thu hoạch của 2 huyện miền núi do đặc thù nên gieo muộn hơn so với lịch thời vụ của tỉnh).

- Sắn và rau màu các loại: Còn khoảng 5.300ha chưa thu hoạch, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng tỉnh.

- Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 2.900ha và 10.600 m3 lồng, bè chưa thu hoạch.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương có các biện pháp bảo vệ sản xuất, đảm bảo an toàn đối với thủy sản nhằm hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra.

 

V. Tình hình thiệt hại (số liệu như báo cáo trước)

1. Về người

- Bị thương: 01 người (Bà Nguyễn Thị Ngợi, 74 tuổi ở thôn Trung Đơn, xã Hải Định, huyện Hải Lăng trong lúc kê gác tài sản bị trượt chân ngã làm gãy tay trái và chân trái hiện gia đình đã đưa đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh).

2. Nhà dân bị ngập: 17 hộ ở huyện Hải Lăng (hiện nay, nước đã rút).

3. Về sản xuất nông nghiệp

Hoa màu bị ngập 24 ha (Hải Lăng: 20 ha, Triệu Phong 04 ha): hiện nay, nước đã rút.

4. Về Giao thông

- Tuyến đường tuần tra biên giới Sa Trầm (xã Ba Nang) đi Pa Linh (xã A Vao), huyện Đakrông bị sạt lở, đất đá đổ xuống đường khoảng 30m3 (đoạn Km15, thuộc địa bàn thôn Ba Ngày, xã Tà Long) làm giao thông bị chia cắt tạm thời. Địa phương đã cử lực lượng khắc phục tạm thời, đến 11h30 ngày 12/10 xe máy đã đi lại bình thường.

- QL.15D: Đất, đá sụt lẻ tẻ ta luy dương tràn ra mặt đường, với khối lượng khoảng 250m3.

- Đường ĐT 585C đoạn Km0+414-Km0+434 mặt đường bị hư hỏng, bong tróc, sìn lún, phát sinh ổ gà, gây mất an toàn giao thông.

Trên đây là số liệu tính đến 06h00’ ngày 17/10/2023, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tiếp tục rà soát, cập nhật, báo cáo bổ sung sau./.

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tổng hợp

Tình hình mưa lũ và công tác triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả (Tính đến 06h00’ ngày 16/10/2023)

BÁO CÁO NHANH (SỐ 15)

Tình hình mưa lũ và công tác triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả

(Tính đến 06h00 ngày 16/10/2023)

 
 

 

 

 


I. Tình hình thiên tai

1. Diễn biến mưa

Trong 24 giờ qua (03h/15/10 đến 03h/16/10) giờ qua ở Quảng Trị đã có mưa, có nơi mưa vừa, phía nam có nơi mưa to; lượng mưa phổ biến 5-25 mm, có nơi cao hơn như Bến Quan 29 mm, Mỹ Chánh 51 mm, Hải Phong 70mm.

- Dự báo: Từ sáng sớm 16/10 đến sáng sớm 18/10 khu vực Quảng Trị có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa phổ biến 70-150 mm, riêng phía nam phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 250 mm.

- Cảnh báo: Ngày và đêm 18/10, khu vực Quảng Trị có mưa to đến rất to và dông; tổng lượng mưa phổ biến 50-100 mm, có nơi trên 150 mm.

2. Tình hình lũ trên các sông

Mực nước các sông phổ biến dưới báo động 1. Riêng sông Ô Lâu tại Hải Tân đang dao động ở mức trên BĐ 1, mực nước tại Hải Tân lúc 04h00 - 16/10 là 1.83 m, trên BĐ 1: 0.03 m.

(Chi tiết mực nước và lượng mưa có phụ lục 1 kèm theo)

3. Tình hình ngập lụt

Các điểm ngầm tràn ngập lụt ở miền núi và các tuyến giao thông bị ngập cục bộ, tạm thời ở đồng bằng đến nay đã rút, giao thông đi lại bình thường. Các hộ gia đình bị ngập nước ở vùng trũng Hải Lăng đã rút. Một số xã ở Hải Lăng học sinh được nhỉ học sx trở lại trường bình thường tư sáng nay (16/10/2023).

II. Công tác triển khai phòng, chống và ứng phó

- UBND tỉnh đã ban hành Công điện khẩn số 03/CĐ-UBND ngày 10/10/2023 về việc tập trung ứng phó với tình hình mưa lũ;

- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã ban hành Công điện số 07/CĐ-BCH ngày 13/10/2023 về việc chủ động triển khai ứng phó với tình hình mưa lũ và vùng áp thấp; Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã ban hành văn bản số 106/VP-PCTT ngày 08/10/2023 về việc chủ động ứng phó thời tiết nguy hiểm trên biển, mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất;

- Chỉ đạo Đài KTTV tỉnh tăng cường thời lượng các OBS quan trắc đo diễn biến lượng mưa, mực nước tại các trạm đo; đồng thời, theo dõi liên tục các điểm đo mưa, mực nước của hệ thống Vrain và tăng cường thời lượng phát tin, cảnh báo, dự báo về tình hình mưa lũ, ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng xung yếu, nhất là trong thời điểm diễn ra diễn tập khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Trị từ ngày 10-13/10/2023;

- Các đơn vị, địa phương đã triển khai lực lượng canh gác và bố trí barie, biển cảnh báo tại các vị trí ngầm, tràn bị chia cắt, các điểm nguy cơ sạt lở, khu vực nguy hiểm,… đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

III. Tình hình an toàn hồ đập, đê điều và công trình đang thi công

1. Tình hình hồ, đập

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 126 đập, hồ chứa thủy lợi, bao gồm: 124 hồ chứa (có 01 hồ chứa thủy lợi kết hợp thủy điện với tổng dung tích trữ là 162,99.106 và 123 hồ thủy lợi với tổng dung tích trữ khoảng 260.106 m3) và 02 đập; trong 126 đập, hồ chứa có 14 hồ chứa lớn, 01 đập lớn, 22 hồ chứa vừa, 88 hồ chứa nhỏ và 01 đập nhỏ.

Đến thời điểm hiện nay (16/10/2023), tổng dung tích các Hồ chứa thủy lợi trọng điểm đạt trung bình khoảng 38,89% so với dung tích thiết kế. Mực nước các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đang vận hành đảm bảo an toàn.

(Chi tiết có phụ lục 2 kèm theo)

2. Công tác đảm bảo an toàn công trình

Để đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập và đê điều trước mùa mưa lũ năm 2023, đến thời điểm hiện nay các địa phương, đơn vị đã kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình nhằm phát hiện và khắc phục, sửa chữa, tu bổ kịp thời các hư hỏng. Đồng thời xây dựng, rà soát, cập nhật phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đối với các hồ, đập; phương án hộ đê tại các khu vực xung yếu đối với các tuyến đê, kè để chủ động trong công tác ứng phó khi thiên tai xảy ra.

3. Các công trình đang thi công

Đối với các công trình đê, kè: Hiện nay, có 10 công trình đang triển khai thi công. Tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư đã rà soát, cập nhật phương án phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa bão.

IV. Tình hình sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (số liệu như báo cáo trước)

- Diện tích lúa chưa thu hoạch còn khoảng 1.500ha lúa rẫy, trong đó: ĐaKrông: 800ha; huyện Hướng Hóa: 700ha (diện tích chưa thu hoạch của 2 huyện miền núi do đặc thù nên gieo muộn hơn so với lịch thời vụ của tỉnh).

- Sắn và rau màu các loại: Còn khoảng 5.300ha chưa thu hoạch, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng tỉnh.

- Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 2.900ha và 10.600 m3 lồng, bè chưa thu hoạch.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương có các biện pháp bảo vệ sản xuất, đảm bảo an toàn đối với thủy sản nhằm hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra.

V. Tình hình thiệt hại (số liệu như báo cáo trước)

1. Về người

- Bị thương: 01 người (Bà Nguyễn Thị Ngợi, 74 tuổi ở thôn Trung Đơn, xã Hải Định, huyện Hải Lăng trong lúc kê gác tài sản bị trượt chân ngã làm gãy tay trái và chân trái hiện gia đình đã đưa đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh).

2. Nhà dân bị ngập: 17 hộ ở huyện Hải Lăng (hiện nay, nước đã rút).

3. Về sản xuất nông nghiệp

Hoa màu bị ngập 24 ha (Hải Lăng: 20 ha, Triệu Phong 04 ha): hiện nay, nước đã rút.

4. Về Giao thông

- Tuyến đường tuần tra biên giới Sa Trầm (xã Ba Nang) đi Pa Linh (xã A Vao), huyện Đakrông bị sạt lở, đất đá đổ xuống đường khoảng 30m3 (đoạn Km15, thuộc địa bàn thôn Ba Ngày, xã Tà Long) làm giao thông bị chia cắt tạm thời. Địa phương đã cử lực lượng khắc phục tạm thời, đến 11h30 ngày 12/10 xe máy đã đi lại bình thường.

- QL.15D: Đất, đá sụt lẻ tẻ ta luy dương tràn ra mặt đường, với khối lượng khoảng 250m3.

- Đường ĐT 585C đoạn Km0+414-Km0+434 mặt đường bị hư hỏng, bong tróc, sìn lún, phát sinh ổ gà, gây mất an toàn giao thông.

Trên đây là số liệu tính đến 06h00’ ngày 16/10/2023, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tiếp tục rà soát, cập nhật, báo cáo bổ sung sau./.

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tổng hợp

CÔNG ĐIỆN: Chủ động triển khai ứng phó với tình hình mưa lũ và vùng áp thấp

CÔNG ĐIỆN

Chủ động triển khai ứng phó với tình hình mưa lũ và vùng áp thấp

 

BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH QUẢNG TRỊ

 ĐIỆN:

 

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Công an tỉnh;

- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố;

- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Quảng Trị; Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh; Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác Công trình Thủy lợi; Công ty Thủy điện Quảng Trị; Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình tỉnh.

 

Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, trong 24 giờ qua khu vực tỉnh Quảng Trị đã có mưa to đến rất to; từ 16h ngày 12/10 đến 16h ngày 13/10, lượng mưa vùng đồng bằng và trung du phổ biến 70-120 mm, một số nơi cao hơn như đo tại Hải Sơn (trạm Mỹ Chánh) 168 mm, Cửa Việt 176 mm; vùng núi phổ biến 40-70 mm. Dự báo từ đêm 13/10/2023 đến ngày 23/10/2023, khu vực tỉnh có thể xuất hiện một số hình thái thời tiết xấu gây mưa lớn. Từ chiều 13-14/10 khu vực tỉnh tiếp tục có mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến 100-200 mm, phía nam có nơi trên 300 mm; đề phòng một số nơi mưa có cường suất lớn 70-150 mm trong 24 giờ. Từ ngày 15-17/10 khu vực Quảng Trị có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn trên diện rộng với lượng mưa phổ biến 150-300 mm, có nơi trên 400 mm. Sau ngày 17/10 mưa lớn còn kéo dài, có nhiều biến động và diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, hiện nay (13/10), dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 10-13 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp lúc 13h chiều nay có vị trí ở khoảng 10,5-11,5 độ Vĩ Bắc; 114,5-115,5 độ Kinh Đông. Trong 24 giờ tới vùng áp thấp di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc. Do ảnh hưởng của vùng áp thấp, đêm 13/10 và ngày 14/10, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và khu vực giữa Biển Đông có mưa rào và dông mạnh; vùng biển phía Nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác. Từ ngày 15-17/10 vùng biển Quảng Trị có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Sóng biển cao 1.5-3.0 m, biển động.

Thực hiện Công điện số 950/CĐ-TTg ngày 12/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó mưa lũ khu vực miền Trung và Công văn số 379/VPTT ngày 13/10/2023 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai về việc chủ động ứng phó với vùng áp thấp và mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh; để chủ động ứng phó hiệu quả với tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung thực hiện một số nội dung sau:

1. Tiếp tục thực nghiêm túc, hiệu quả các nội dung chỉ đạo tại Công điện khẩn số 03/Đ-UBND ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó với tình hình mưa lũ.

2. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo vùng áp thấp và mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh; thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản và có kế hoạch sản xuất phù hợp, duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

3. Tập trung theo dõi diễn biến mưa lũ, tổ chức rà soát, chủ động, kiên quyết việc sơ tán ngay những hộ dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu, vùng thấp trũng đến nơi an toàn phòng, chống ngập úng khu vực đô thị; có phương án hỗ trợ chỗ ở tạm, lương thực, nhu yếu phẩm, vệ sinh môi trường, ổn định sinh hoạt cho người dân.

4. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, bố trí lực lượng hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó mưa lũ và tổ chức canh gác, rào chắn, biển cảnh báo, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện đảm bảo an toàn tại các vị trí ngầm, tràn bị chia cắt, khu vực ngập sâu, các khu vực nguy cơ cao sạt lở, khu vực nguy hiểm,…

5. Chỉ đạo và triển khai công tác quản lý, vận hành, điều tiết đảm bảo an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện và khu vực hạ du; triển khai phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều; đặc biệt chú trọng các công trình đang thi công, sẵn sàng phương án ứng phó đảm bảo an toàn trước thiên tai, nhất là các công trình ven sông, ven biển.

6. Triển khai, hướng dẫn công tác tổ chức giao thông và đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, kịp thời khắc phục sự cố đảm bảo giao thông thông suốt, nhất là các tuyến giao thông chính.

7. Duy trì, sẵn sàng các lực lượng, phương tiện để hỗ trợ sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

8. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến của mưa lũ và các loại hình thiên tai khác có thể xảy ra để các cấp chính quyền, người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

9. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị và các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên cập nhật, tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến tình hình mưa lũ, thời tiết nguy hiểm trên biển và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả đến cộng đồng để chủ động trong phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

10. Tổ chức trực ban nghiêm túc, chủ động nắm bắt tình hình và báo cáo kịp thời về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh qua Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh./.

Phản ánh mới

Phản ánh khẩn

Tập kết rác gây ô nhiễm môi trường

Phản ánh về tình trạng tập kết, thu gom rác trước cơ quan đơn vị, trước cổng hộ gia đình ở 110 Lý Thường Kiệt, thành phố Đông Hà gây mùi hôi, mất vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe và mỹ quan của đơn vị. Kính mong các ban ngành liên quan xem xét. Trân trọng!

03/05/2024 09:06

Phường Đông Lương, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Người dân tự ý đổ bê tông làm tắc dòng chảy

Tôi thường xuyên đi tập thể dục qua đoạn đường Lê Thế Hiếu( gần bệnh xá Công an tỉnh cũ) tôi phản ánh sự việc sau: - Quán cháo lòng ngay gốc đường phan đình phùng và lê thế hiếu, tp Đông Hà (số nhà 02 Lê Thế Hiếu) xả trực tiếp nước bẩn ra đường gây mùi hôi và mất mỹ quan của Thành Phố, ô nhiễm môi trường, đổ xi măng cao làm tắc nước mưa chảy xuống cống gây ứa động. - Trước nhà số 04 Lê Thế Hiếu (cận bên quán Cháo Lòng số 02 Lê Thế Hiếu) có quán cắt tóc Mai Hải đổ nền xi măng ra đường làm ách tắc dòng nước chảy xuống cóng làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến các hộ dân sống phía trên.

02/05/2024 15:46

Thị trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Tình trạng số nhà bị trùng gây khó khăn cho người dân

Năm 2023 cá nhân tôi phản ánh tại đường Lê Thế Hiếu,TP Đông Hà đoạn từ trạm xá Công An Tỉnh cũ về phía dưới đường Trần Phú số nhà trùng lặp, lộn xộn gây khó khăn cho người dân trong việc tìm kiếm địa chỉ, mất mỹ quan của thành phố, chính quyền buông lỏng quản lý nên người dân tự đặt số nhà và được trả lời của UBND TP Đông Hà, tôi rất hài lòng nhưng đến bây giờ tháng 4/2024 đâu vẫn còn đó, số nhà vẫn lộn, chính quyền chỉ trả lời cho có mà không triển khai thực hiện nay tôi tiếp tục phản ánh sự việc trên và muốn có câu trả lời thoả đáng, có thời gian rõ ràng chứ không không trả lời chung chung như lần trước, xin cám ơn

26/04/2024 14:00

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh bình thường

Xả thải ra môi trường ảnh hưởng đến người dân

Nhà số 95 đường Hùng Vương, thị trấn Diên Sanh, Hải Lăng, Quảng Trị: Kinh doanh hủ tiếu, xả nước thải ra đường gây ứ đọng, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến người dân. Hiện quán xả thải lúc 10h đêm. Gây ứ đọng nước ngã 4 Hùng Vương - Nguyễn Trãi Cơ quan chức năng đã có báo cáo nhưng xử lý không triệt để và qua loa. Quán ăn bình dân phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP. Có hệ thống xả thải. Việc không có hệ thống xả thải khi kinh doanh dẫn đến xả ra đường. Đơn vị kiểm tra nên sử dụng camera quan sát chung tại ngã 4 để xác thực nội dung xả thải và kiểm tra xử phạt đúng quy đinh cả về điều kiện mở quá ăn uống và xả thải vào ba đêm

26/04/2024 10:59

Hùng Vương, Thị trấn Hải Lăng, Huyện Hải Lăng, Quảng Trị
Phản ánh bình thường

Xe máy mini tham gia giao thông gây mất an toàn. Địa điểm phản ánh: Đường Nguyễn Trãi, thành phố Đông Hà. Kính mong các ban ngành liên quan xem xét.

Tình trạng xe máy mini tham gia giao thông ngày một nhiều, rất dễ tai nạn vì quá nhỏ khó quan sát

23/04/2024 15:15

Phường 5, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm