Hiện tượng cướp giật
Hiện tượng cướp giật này đã xảy ra 1 thời gian ở đoạn Triệu Đông, Triệu Tài và An Trú mà chưa được cơ quan chức năng giải quyết
13/08/2021 08:54
Hiện tượng cướp giật này đã xảy ra 1 thời gian ở đoạn Triệu Đông, Triệu Tài và An Trú mà chưa được cơ quan chức năng giải quyết
13/08/2021 08:54
19/07/2021 16:17
19/05/2022 09:36 1
18/05/2022 09:18
17/05/2022 08:43
Thời gian hơn 20 ngày nay xe cở cát trắng từ nhà máy khoán sản vico đi qua đường tỉnh 584 và các đường dân sinh trên địa bàn thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng với số lượng lớn chạy liên tục ngày đêm. Điều làm bà con lo lắng đó là trọng lượng của các xe này quá lớn trong khi đường quá hẹp nên có nguy cơ mất ATGT và gây hư hỏng đường xá. Vậy kính đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm vào cuộc xử lý tình trạng này để người dân an tâm.!
13/05/2022 10:15
13/05/2022 08:47
Dự án: Khu dân cư mới Phường 1, thành phố Đông Hà
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Bạch Đằng
20/05/2022 16:15 35
Hiện nay (20/5), qua theo dõi trên ảnh mây vệ tinh, ảnh ra đa và định vị sét cho thấy mây đối lưu đang tồn tại và phát triển trên khu vực giữa và phía Tây Quảng Trị. Mây có xu hướng mở rộng ra xung quanh và di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc.
Cảnh báo: Trong những giờ tới khu vực Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, tiếp tục có mưa rào và dông; sau đó mưa dông lan sang các nơi ở Cam Lộ, Gio Linh, TP Đông Hà, Triệu Phong, Thị xã Quảng Trị và Hải Lăng.
Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.
20/05/2022 15:23 31
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
TT |
Tên Dự án |
Chủ đầu tư |
Địa điểm |
Diện tích (ha) |
Công suất (MWp) |
Tình hình triển khai |
I |
Các dự án đã hoàn thành |
|||||
1 |
Dư án điện mặt trời LIG-Quảng Trị |
Công ty CP Licogi 13 |
Xã Gio Hải và Gio Thành, huyện Gio Linh |
59.60 |
49.50 |
Vận hành T5/2019 |
2 |
Dư án điện mặt trời Gio Thành 1 |
Công ty CP Năng lượng Gio Thành |
Xã Gio Thành, huyện Gio Linh |
65.00 |
50.00 |
Vận hành 10/12/2020 |
3 |
Dư án điện mặt trời Gio Thành 2 |
Công ty CP SECO |
Xã Gio Thành, Gio Hải huyện Gio Linh |
59.80 |
50.00 |
Vận hành 10/12/2020 |
|
Tổng công suất: |
|
149.50 |
|
||
II |
Các dự án đã trình bổ sung quy hoạch |
|||||
1 |
Dư án điện mặt trời Gio Mỹ 1 |
Công ty Cổ phần Xây dựng và Thiết bị Thái Đạt |
Xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh |
60.00 |
50.00 |
|
2 |
Dư án điện mặt trời Gio Hải |
Công ty Cổ phần Quang Năng Việt Nam |
Xã Gio Hải, huyện Gio Linh |
60.00 |
50.00 |
|
3 |
Dự án Nhà máy điện mặt trời Trúc Kinh |
Công ty TNHH Xây dựng Đại Thường Nhật |
Trên mặt nước hồ Trúc Kinh huyện Gio Linh và huyện Cam Lộ |
60.00 |
50.00 |
|
4 |
Dư án điện mặt trời Vĩnh Tú |
Công ty Cổ phần Lũng Lô 50 |
Xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh |
50.00 |
50.00 |
|
5 |
Dự án Nhà máy điện mặt trời Quảng Trị |
Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn |
Xá Triệu Trạch và Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (Trong KKT Đông Nam tỉnh) |
265.00 |
250.00 |
|
6 |
Dự án nhà máy điện mặt trời nổi Bảo Đài |
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Hải |
Trên mặt nước hồ Bảo Đài huyện Vĩnh Linh |
150.00 |
120.00 |
|
7 |
Dự án Nhà máy điện mặt trời Hacom - Quảng Trị |
Công ty Cổ phần Đầu tư Hacom Holdings |
Xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị |
48.00 |
45.00 |
|
8 |
Cụm dự án Nhà máy điện mặt trời LIG-Gio Linh 1,2,3. |
Công ty Cổ phần LICOGI 13 |
Các xã Gio Mai, Gio Quang, Gio Việt, Gio Thành, Gio Hải và thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh |
20.88 |
25.00 |
|
9 |
50.00 |
50.00 |
||||
10 |
50.00 |
50.00 |
||||
11 |
Dự án Nhà máy điện mặt trời Mai Quang 1, 2 |
Công ty CP Xây dựng và Phát triển Hạ tầng kỹ thuật Hà Nam. |
Xã Gio Mai và xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. |
100.00 |
100.00 |
|
12 |
Dư án điện mặt trời Triệu Sơn, huyện Triệu Phong |
Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền |
Xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (trong KKT Đông Nam) |
80.00 |
100.00 |
|
13 |
Dự án nhà máy điện mặt trời nổi La Ngà |
Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Sa Huỳnh |
Trên mặt nước hồ La Ngà huyện Vĩnh Linh |
124.14 |
90.00 |
|
14 |
Dư án điện mặt trời Hải Dương, huyện Hải Lăng |
Công ty CP Xây dựng Năng lượng MCD Việt Nam |
Xã Hải Dương, huyện Hải Lăng |
62.60 |
80.00 |
|
15 |
Dự án nhà máy điện mặt trời nổi Ái Tử |
Công ty TNHH SOWITEC Việt Nam |
Trên mặt nước hồ Ái Tử, huyện Triệu Phong |
48.17 |
50.00 |
|
16 |
Dư án điện mặt trời HPP-Hải Dương, huyện Hải Lăng |
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Á Đông HPP |
Xã Hải Dương, huyện Hải Lăng |
55.00 |
48.00 |
|
17 |
Dư án điện mặt trời Hải Quy, huyện Hải Lăng |
Công ty Cổ phần Lũng Lô 50 |
Xã Hải Quy, huyện Hải Lăng |
46.00 |
63.00 |
|
18 |
Dư án điện mặt trời nổi Triệu Thượng 1&2 |
Công ty Cổ phần Phát triển Win Energy |
Trên mặt nước hồ Triệu Thượng 1&2, huyện Triệu Phong |
65.00 |
70.00 |
|
19 |
Dư án điện mặt trời Hải Hưng, huyện Hải Lăng |
Công ty Cổ phần Hawee Xây dựng Công nghiệp |
Xã Hải Xuân (nay là Hải Hưng), huyện Hải Lăng |
48.50 |
50.00 |
|
|
Tổng công suất: |
|
|
1,391.00 |
|
19/05/2022 14:15 30
Dự báo SVGH chủ yếu từ 16/5/2022-15/6/2022
1. Trên cây lúa: Các đối tượng dịch hại đầu vụ có khả năng phát sinh như:
Chuột, ốc bươu vàng sẽ gây hại nhiều nơi, hại mầm lúa và cây lúa non. Rầy các loại, bệnh lùn sọc đen có thể phát sinh gây hại lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Bệnh vàng lá- nghẹt rễ do ngộ độc hữu cơ khả năng phát sinh gây hại nhiều vùng, nhất là những vùng lúa vụ Đông Xuân bị ngập lụt không thu hoạch được. Tuyến trùng phát sinh gây hại trên những chân ruộng cao, thiếu nước tưới, không làm đất kỹ. Sâu keo, bọ trĩ, dòi đục nõn có thể phát sinh gây hại một số vùng, chú ý trên những ruộng khô hạn, thiếu nước thường bị bọ trĩ, dòi đục nõn hại nặng.
Biện pháp phòng trừ:
- Khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, cày vùi gốc rạ, làm đất kỹ kết hợp bón vôi, sử dụng các loại chế phẩn phân hủy gốc rạ nhằm khử chua, khử độc cho đất và tiêu diệt nguồn sâu bệnh.
- Phát động ra quân tổ chức diệt chuột và ốc bươu vàng để hạn chế chuột và ốc bươu vàng ngay từ đầu vụ.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư kịp thời gieo cấy vụ Hè Thu theo lịch thời vụ đã đề ra. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc: Cruiser plus, Map silo... để hạn chế rầy lưng trắng truyền bệnh lùn sọc đen trong giai đoạn đầu của cây lúa.
- Theo dõi chặt chẽ mật độ rầy, bệnh lùn sọc đen và các đối tượng sâu, bệnh khác để có biện pháp quản lý kịp thời.
Chú ý: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đầu vụ cần ưu tiên các loại thuốc ít ảnh hưởng đến thiên địch và bảo đảm sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
2. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục phát sinh gây hại nhiều vùng, nhất là những vùng thoát nước kém. Các đối tượng khác như tuyến trùng, rệp sáp, bệnh thán thư... tiếp tục gây hại ở các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch.
Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra, xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp, bệnh chết nhanh, chết chậm.... Đối với bệnh chết nhanh cần thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm, thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột. Sử dụng các loại thuốc hóa học đặc hiệu hoạt chất Phosphonate; Metalaxyl+ Mancozeb; Metalaxyl ... như: Agrifos-400, Ridomil gold 68WP, Mataxyl 500WP... bằng cách phun lên toàn bộ cây và tưới vào gốc với liều lượng và cách sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ bệnh.
3. Trên cây cà phê: Rệp các loại, bệnh thán thư, khô cành, gỉ sắt... tiếp tục phát triển, gây hại nhiều nơi ảnh hưởng đến phát triển quả, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.
Biện pháp phòng trừ: Tăng cường chăm sóc, xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh, bổ sung phân bón đảm bảo dinh dưỡng cho cây nuôi quả.
4. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục gây hại. Bệnh phấn trắng, corynespora...gây hại một số vùng
Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên miệng cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan nhiều nơi. Phun thuốc trừ bệnh phấn trắng trên những vườn nhiễm bệnh nặng để đảm bảo sản lượng mủ. Thường xuyên điều tra phát hiện bệnh rụng lá đốm tròn cao su để có biện pháp xử lý kịp thời.
5. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục lây lan ra các vùng trồng sắn khác. Rệp sáp bột hồng, bọ phấn, nhện đỏ, bệnh chổi rồng khả năng phát sinh gây hại một số vùng.
Biện pháp phòng trừ: Điều tra, khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus, diệt trừ bọ phấn môi giới và tiêu hủy cây bị bệnh không để lây lan ra diện rộng. Theo dõi các đối tượng sâu, bệnh khác như nhện đỏ, rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng,... để có biện pháp xử lý sớm và hiệu quả./.
19/05/2022 09:16 14
* Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới
1. Trên cây lúa: Ốc bươu vàng tiếp tục gây hại nhiều nơi; chuột, rầy... tiếp tục tồn tại trên cỏ dại và phát sinh gây hại trên lúa gieo trà sớm.
2. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng, rệp sáp... tiếp tục gây hại ở các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch.
3. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Rệp, bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt... tiếp tục lây lan, gây hại ảnh hưởng đến khả năng phát triển quả, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.
4. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh phát triển. Bệnh phấn trắng diện tích nhiễm giảm dần do cao su đã ổn định tầng lá.
5. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại, hại nặng những vùng đã bị bệnh các năm trước.
* Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới
1. Trên cây lúa:
- Khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ kết hợp bón vôi, chế phẩm phân hủy gốc rạ để khủ chua, khử độc cho đất, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh.
- Tăng cường diệt chuột, ốc bươu vàng để hạn chế chuột và ốc bươu vàng gây hại trên lúa mới gieo.
2. Trên cây hồ tiêu: Tăng cường chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng cho cây nuôi quả, xử lý thuốc phòng trừ các đối tượng sâu, bệnh hại.... Đối với bệnh chết nhanh cần thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm, thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột. Sử dụng các loại thuốc hóa học đặc hiệu hoạt chất Phosphonate; Metalaxyl+ Mancozeb; Metalaxyl ... như: Agrifos-400, Ridomil gold 68WP, Mataxyl 500WP... bằng cách phun lên toàn bộ cây và tưới vào gốc với liều lượng và cách sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ bệnh.
3. Trên cây cà phê: Cắt tỉa cành lá, xử lý thuốc để phòng trừ sâu bệnh kết hợp bón phân chăm sóc đảm bảo dinh dưỡng cho cây nuôi quả. Tiến hành cưa đốn để tái sinh những vườn cây già cỗi và bị bệnh nặng.
4. Trên cây cao su: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan nhiều nơi. Phun thuốc trừ bệnh phấn trắng trên những vườn nhiễm bệnh nặng để đảm bảo sản lượng mủ. Thường xuyên điều tra phát hiện bệnh rụng lá đốm tròn cao su để có biện pháp xử lý kịp thời.
5. Trên cây sắn: Điều tra, khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus, tiêu hủy cây bị bệnh không để lây lan ra diện rộng. Điều tra theo dõi các đối tượng sâu, bệnh khác như nhện đỏ, rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng,... để có biện pháp xử lý sớm và hiệu quả./.
19/05/2022 09:12 17