Tìm kiếm

Du lịch

Du lịch

Miền đất lửa mát lành

Xưa từng được mệnh danh là “tọa độ lửa” trong chiến tranh, Quảng Trị ngày nay từng bước thay da đổi thịt, trở thành một trong những trung tâm du lịch tâm linh, về nguồn hàng đầu tại miền Trung.

Thác Tà Puồng 2

 

 

Vì lý lo lịch sử nên thế mạnh của du lịch Quảng Trị chính là du lịch tâm linh. Trong số 498 di tích trên toàn tỉnh, Quảng Trị có đến 431 di tích lịch sử chiến tranh, bao gồm thành cổ, các nghĩa trang, địa đạo, sân bay quân sự, di tích giới tuyến... Quảng Trị là địa phương đầu tiên khai thác loại hình "du lịch hoài niệm", hằng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến thăm chiến trường xưa, viếng người thân, đồng đội.

Một trong những điểm du lịch tâm linh quan trọng tại Quảng Trị là Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, nằm ở thượng nguồn bờ Nam sông Bến Hải, thuộc huyện Gio Linh. Được xây dựng từ năm 1975, nghĩa trang quy tập 10.263 mộ liệt sĩ, trong số đó có 68 mộ phần không tên. Nghĩa trang được phân bố thành 5 khu vực vùng miền để thuận tiện cho người dân các tỉnh về thăm viếng thân nhân, đồng đội.

Điểm đến tiếp theo trong hành trình tâm linh nơi miền đất lửa là Đền tưởng niệm bờ Nam sông Thạch Hãn ở thị xã Quảng Trị. Điểm di tích ở đoạn này đã được ví như một "nấm mồ phẳng lặng", vì không có bia mộ. Dưới lòng sông, hàng ngàn người đã nằm xuống ở chiến trường Quảng Trị, đa số còn rất trẻ, đặc biệt là trong chiến dịch 81 ngày đêm vô cùng khốc liệt vào "mùa hè đỏ lửa" năm 1972. Sau khi làm lễ ở đền tưởng niệm, từng người một lặng lẽ bước xuống thuyền, thả chiếc hoa đăng, trên có ghi lời ước nguyện của mình, hòa vào dòng sông thiêng, tạo nên những điểm sáng di động trên mặt nước.

Nằm cách trung tâm thành phố Đông Hà 22 km về phía Bắc, cụm Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải là chứng tích lịch sử của nỗi đau chia cắt hai miền Nam - Bắc thời chiến tranh. Du khách lần lượt ghé thăm cột cờ giới tuyến, tượng đài Khát vọng thống nhất, Nhà trưng bày Vĩ tuyến 17 và Khát vọng thống nhất, cầu Hiền Lương với hai màu sơn xanh - vàng trên thành sắt, hay đồn công an Hiền Lương.

Cảm giác mát lành nơi miền đất lửa là khi du khách đặt chân đến khám phá những thắng cảnh thiên nhiên kỳ vĩ. Một trong những tuyến điểm du lịch đang được Quảng Trị đẩy mạnh là miền Tây của tỉnh, hướng huyện biên viễn Hướng Hóa, với những cảnh đẹp hoang sơ tại xã Hướng Phùng, nơi được ví như "tiểu Đà Lạt" nhờ không khí mát mẻ quanh năm. Từ trung tâm thành phố Đông Hà đi theo đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, trục đường xuyên huyện Hướng Hóa, đến điểm xa nhất, là thác Tà Puồng, dài 120 km.

Trên đường đến thác, du khách đi qua đèo Sa Mù ở thôn Chênh Vênh. Tựa như tên gọi, ngọn đèo dài 19 km gợi cho du khách cảm giác chơi vơi trước khung cảnh bảng lảng sương mây. Nơi dừng xe để vào thác Tà Puồng là đầu thôn Trăng - Tà Puồng, bản của bà con người dân tộc Vân Kiều ở xã Hướng Việt. Lội bộ trên con đường nhỏ dọc theo con suối dưới cơn mưa rừng nhiệt đới, cảm giác thật thi vị. Sau khoảng 20 phút, du khách chợt ngỡ ngàng khi hiện ra trước mắt là thác nước cao 17 m, tuôn những cột nước trắng xóa xuống hồ nước rộng đến 5.000 m2, quyến rũ với làn nước trong xanh màu ngọc bích. Đây là thác Tà Puồng 2 (thác dưới), nhiều nước và đẹp hơn thác cùng tên ở bên trên.

Trên đường từ thác Tà Puồng trở về Đông Hà, trời chợt đổ mưa, mới hai giờ chiều mà sương xuống giăng mờ khắp lối. Anh tài xế đã bảo: "Xe chúng ta đang chạy trên mây đấy!". Trên đường, những đàn bò lững thững, thản nhiên trước đầu xe, cho thấy nơi này vẫn còn ít dấu chân du khách. Mong rằng trong tương lai không xa tuyến điểm này sẽ được đầu tư tốt hơn để thu hút du khách trong và ngoài nước đến khám phá, trải nghiệm, tạo sinh khí cho vùng đất dữ dội một thời chiến tranh.

Nguồn: Dương Trần - Báo Thanh Niên

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

 

 

 Từ tháng 11 năm 2021, Việt Nam đã thí điểm đón khách du lịch quốc tế và chính thức mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/3/2022, là bước ngoặt quan trọng thúc đẩy du lịch phục hồi mạnh mẽ và sôi động trở lại về cả du lịch nội địa và quốc tế. Đây là những minh chứng cho sự phát triển của du lịch Việt Nam, củng cố niềm tin về phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.

Du lịch đã ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ vững quốc phòng, an ninh quốc gia và khẳng định hình ảnh, vị thế, uy tín của Việt Nam.

Tuy nhiên, du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục:

(a) Hành lang pháp lý cho thu hút đầu tư, phát triển du lịch chưa có những đột phá; chiến lược thị trường, chính sách xúc tiến du lịch chưa được kịp thời điều chỉnh trước những biến động của du lịch thế giới và khu vực;

(b) Sản phẩm du lịch thiếu sự đa dạng, chưa phát huy được các giá trị tài nguyên văn hóa, thiên nhiên đặc sắc, thiếu sản phẩm du lịch mang thương hiệu của quốc gia, bản sắc của từng vùng, từng địa phương;

(c) Các dịch vụ như lưu trú, thương mại, vận tải,... chưa tạo thành hệ sinh thái kinh tế kết nối, chia sẻ; thiếu liên kết trong phát triển các sản phẩm du lịch của các địa phương;

(d) Hệ thống hạ tầng phục vụ nghỉ dưỡng, mua sắm, tổ chức các sự kiện quốc tế về văn hóa, thể thao, hội nghị, hội thảo,... còn thiếu, chưa đồng bộ để tạo sức bật mạnh mẽ, nâng tầm vị thế, sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam;

(đ) Chính sách thị thực dành cho khách du lịch còn có điểm chưa phù hợp, về thời hạn tạm trú còn ngắn...;

(e) Công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm còn hạn chế;

(g) Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua tổ chức các sự kiện quốc tế về văn hóa, thể thao,... còn hạn chế, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao;

(h) Chuyển đổi số trong du lịch chưa theo kịp yêu cầu phát triển; chưa xây dựng đồng bộ hóa và liên thông cơ sở dữ liệu giữa Trung ương với địa phương, giữa ngành du lịch với các ngành khác; chưa tạo điều kiện thuận lợi trong cấp thị thực đối với khách lẻ.

7 nhiệm vụ, giải pháp

Để ngành Du lịch phát triển trọng tâm, trọng điểm, với phương châm “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hiệp hội nghề nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi thẩm quyền tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1- Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững.

2- Tiếp tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

3- Tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các khu du lịch quốc gia.

4- Phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch.

5- Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

6- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

7- Đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch.

Xem xét ban hành Nghị quyết về mở rộng diện áp dụng miễn thị thực đơn phương

Trong đó, Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị quyết về mở rộng diện áp dụng miễn thị thực đơn phương. Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành thúc đẩy đàm phán Hiệp định miễn thị thực với các nước, đặc biệt là các đối tác có trình độ phát triển tương đồng hoặc cao hơn Việt Nam.

Bộ Công an tiếp tục hoàn thiện chính sách, tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh, đi lại cho khách du lịch quốc tế. Nghiên cứu, đánh giá và báo cáo Chính phủ về mở rộng danh sách quốc gia được cấp thị thực điện tử (E-visa). Đánh giá, tổng kết chính sách cấp thị thực điện tử, nghiên cứu mở rộng diện được cấp thị thực điện tử để báo cáo Chính phủ đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam theo hướng bảo đảm tính thống nhất về quy định cấp thị thực điện tử và thị thực truyền thống và kéo dài thời gian tạm trú cho người nước ngoài vào Việt Nam.

Cải tiến mạnh mẽ quy trình kiểm soát thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh tại các cửa khẩu đường hàng không, bảo đảm nhanh chóng và tiện lợi nhất cho khách quốc tế đến Việt Nam. Đồng thời, có biện pháp quản lý, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Bộ Quốc phòng chủ trì thực hiện công tác kiểm soát người, phương tiện xuất, nhập cảnh; ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa quy trình kiểm tra, kiểm soát đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi cho các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu biên giới đất liền và cửa khẩu cảng.

Bộ Giao thông vận tải triển khai giải pháp thúc đẩy khai thác mở rộng các đường bay quốc tế đến Việt Nam: Rà soát Hiệp định về hàng không đã ký kết với các quốc gia và vùng lãnh thổ để thúc đẩy triển khai và tạo thuận lợi hơn nữa cho các hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến Việt Nam và đến địa bàn trọng điểm du lịch của Việt Nam.

Tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, bổ sung nhóm khách hàng “cơ sở lưu trú du lịch” để áp dụng giá bán lẻ điện ngang bằng giá bán lẻ điện cho khách hàng sản xuất.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai phát triển hệ thống doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng du lịch toàn cầu; đa dạng hóa các mô hình doanh nghiệp du lịch phù hợp với xu hướng và yêu cầu phát triển.

Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các chính sách kích cầu, gói hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch tiếp cận các nguồn vốn, gói kích cầu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành phù hợp với tình hình mới.

Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất gói hỗ trợ ưu đãi tín dụng, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.

Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không, sân bay (slot) theo hướng sử dụng linh hoạt các slot trong hoạt động khai thác quốc tế, nội địa của các hãng hàng không Việt Nam; hỗ trợ các hãng hàng không trong việc trao đổi với các nhà chức trách hàng không nước ngoài về việc sử dụng slot bay quốc tế trên cơ sở có đi có lại để tạo điều kiện cho các hãng hàng không phục vụ tốt nhất nhu cầu phát triển du lịch.

Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xem xét điều chỉnh khung giá trần trong ngắn hạn để đưa giá vé hàng không về đúng cơ chế thị trường, gỡ khó cho các hãng hàng không Việt Nam có điều kiện tích luỹ năng lực, nâng cao khả năng cạnh tranh với các hãng quốc tế.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam phát huy vai trò nòng cốt, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh lành mạnh, làm giàu chính đáng, tuân thủ đúng pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Phát hiện, tổng hợp ý kiến và đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, địa phương giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp du lịch.

Nguồn: Báo điện tử Chính phủ

Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam và Khai trương mùa du lịch Quảng Trị năm 2023

Lễ hội Văn hóa- m thực Việt Nam 2023 tại Quảng Trị với chủ đề “Hồn dân tộc - Vị quê hương” diễn ra từ ngày 28 - 30/4/2023 tại Quảng trường Khu Dịch vụ Du lịch Cửa Việt, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Lễ hội được tổ chức theo Kế hoạch số 980/KH-BVHTTDL ngày 17/3/2023 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 14/4/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị về tổ chức Lễ hội thống nhất non sông và Khai trương mùa Du lịch Quảng Trị năm 2023.

Đây là sự kiện nhằm góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế và du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng trong giai đoạn “Đẩy nhanh phục hồi- tăng tốc phát triển”; góp phần tôn vinh và quảng bá nét đẹp văn hoá du lịch, ẩm thực Việt; đồng thời hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hàng đầu của khu vực. Bên cạnh đó, chương trình được định vị là một sự kiện văn hóa có sức lan tỏa, là dịp để quảng bá các giá trị văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của vùng đất và con người Quảng Trị đến với du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội Văn hóa - m thực Việt Nam năm 2023 thu hút sự tham gia của 83 gian hàng ẩm thực ba miền Bắc – Trung – Nam; trong đó Quảng Trị có 23 gian hàng ẩm thực (Huyện Vĩnh Linh: 03; Huyện Gio Linh: 03; Công ty Saigontouris: 03; thành phố Đông Hà: 02; Công ty Sepon: 02; Cam Lộ: 02; các huyện còn lại và Hội Liên Hiệp phụ nữ mỗi đơn vị 01 gian hàng).

Với tinh thần của một Lễ hội văn hóa về ẩm thực, chủ đề “Hồn dân tộc - Vị quê hương” mang ý nghĩa hội nhập và kết nối thông qua một hành trình trải nghiệm. Quảng Trị vinh dự là chủ thể kết nối, lưu giữ, lan tỏa những giá trị trường tồn qua thời gian của dân tộc cho đến những giá trị mới mẻ, hiện đại của ngày hôm nay.

Tại không gian Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam lần này, cùng với các địa phương trên mọi miền của đất nước, Quảng Trị sẽ giới thiệu đến bạn bè những sản phẩm văn hoá ẩm thực mang đậm đà bản sắc của địa phương như: Nem chả chợ Sãi, Bún hến Mai Xá, Gà Cùa, Cháo bột Hải Lăng, Thịt trâu lá trơng, Bánh lọc nhân chim, các sản vật biển, các món ăn của đồng bào Vân Kiều – Pako cùng nhiều món ăn đặc sản và các sản phẩm OCOP hấp dẫn.

Trong chương trình trình diễn tinh hoa ẩm thực Việt Nam, có rất nhiều nghệ nhân, chuyên gia ẩm thực hàng đầu Việt Nam sẽ tham gia như: Nghệ Nhân ưu tú- Phan Tôn Gia Hiền; Chuyên Gia Ẩm Thực Tây Nguyên - Nguyễn Hoàng; Chuyên Gia Ẩm Thực - Đoàn Thị Hương Giang, Tổng bếp trưởng Butcher Shop Plus - Nguyễn Phước Nguyễn; Giảng Viên & Chuyên Gia Ẩm Thực - Trương Minh Phụng; Đầu bếp tỉnh Quảng Trị- Nguyễn Quốc Vương; Ủy viên BCH Hội Đầu bếp Chuyên nghiệp Bình Dương- chuyên gia ẩm thực Phan Duy Thanh Các nghệ nhân Quảng Trị sẽ thực hiện quảng diễn các món ăn đặc sắc: Hàu vua Cồn Cỏ, Cháo bột Hải Lăng, Bánh đúc rau câu Vĩnh Linh để giới thiệu đến du khách và bạn bè bốn phương.

Cách bố trí không gian tại Chương trình cũng là một điểm nhấn đáng chú ý. Ban Tổ chức sẽ bố trí, sắp đặt nhiều không gian với hình thức trang trí đẹp mắt, mang tính nghệ thuật. Không gian ẩm thực chia thành khu vực Bắc- Trung- Nam với màu sắc, đặc trưng văn hoá mỗi vùng, miền. Miền Bắc nổi bật với khung cảnh chợ quê thanh bình; miền Trung với nét đặc sắc phố cổ Hội An; miền Nam với phong cách thân thiện, phóng khoáng miền Tây sông nước.

Lễ hội Văn hóa- Ẩm thực Việt Nam năm 2023 tại Quảng Trị có sự đồng hành của nhà tài trợ chính là Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và Bia Saigon – "Bia của văn hóa ẩm thực Việt Nam” với lịch sử gần 148 năm.

Lễ khai mạc Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam năm 2023 tại Quảng Trị diễn ra vào lúc 20h00 ngày 28/4 được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Trị và tiếp sóng trên các kênh Đài của một số địa phương, livestream trên một số nền tảng số với chương trình nghệ thuật đặc sắc, nội dung đậm nét văn hoá giữ vai trò gợi mở, dẫn dắt khán giả có được góc nhìn toàn cảnh về sự kiện. Chương trình nghệ thuật được chia làm hai chương. Chương 1 “Hồn dân tộc” với những tiết mục mang âm hưởng dân ca đương đại; Chương 2 “Vị quê hương" hiện đại trẻ trung và tươi mới. Những nội dung đặc sắc của Chương trình nghệ thuật sẽ được gửi tới khán giả qua các tiết mục nghệ thuật phong phú, mang đậm bản sắc Việt Nam và khơi gợi niềm tự hào về một Việt Nam - vẻ đẹp bất tận./.

                                                Phòng Quản lý Du lịch

Về Quảng Trị trải nghiệm ẩm thực truyền thống tại Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam 2023

Diễn ra từ ngày 28 - 30/4/2023, Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam 2023 tại Quảng Trị với chủ đề “Hồn dân tộc - Vị quê hương” được tổ chức tại Quảng trường Khu Dịch vụ Du lịch Cửa Việt, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Chương trình mang tới sắc màu dân gian, truyền thống của Việt Nam ở các vùng miền thông qua ẩm thực và làm nổi bật nét riêng có trong văn hóa Việt.

Đây là một trong các sự kiện nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế và du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng trong giai đoạn “Đẩy nhanh phục hồi - tăng tốc phát triển”; góp phần tôn vinh và quảng bá nét đẹp văn hóa du lịch, ẩm thực Việt; đồng thời, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hàng đầu của khu vực. Bên cạnh đó, chương trình được định vị là một sự kiện văn hóa có sức lan tỏa, là dịp để quảng bá các giá trị văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của vùng đất và con người Quảng Trị đến với du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam 2023 có các hoạt động chính gồm: trình diễn tinh hoa ẩm thực Việt Nam với sự tham dự của các nghệ nhân 3 miền, hội chợ ẩm thực vùng miền với quy mô khoảng 80 gian hàng, không gian âm nhạc ngoài trời và nhiều hoạt động phong phú bên lề.

Theo đó, nhiều nghệ nhân, chuyên gia ẩn thực hàng đầu Việt Nam sẽ tham gia lễ trình diễn tinh hoa ẩm thực Việt Nam tại Lễ hội như: Nghệ Nhân ưu tú - Phan Tôn Gia Hiền; chuyên gia ẩm thực Tây Nguyên - Nguyễn Hoàng; chuyên gia ẩm thực - Đoàn Thị Hương Giang, Tổng bếp trưởng Butcher Shop Plus - Nguyễn Phước Nguyễn; giảng viên & chuyên gia ẩm thực - Trương Minh Phụng; đầu bếp tỉnh Quảng Trị - Nguyễn Quốc Vương; Ủy viên BCH Hội đầu bếp chuyên nghiệp Bình Dương - chuyên gia ẩm thực Phan Duy Thanh…

Cách bố trí không gian tại Chương trình cũng là một điểm nhấn đáng chú ý. Ban Tổ chức sẽ bố trí, sắp đặt nhiều không gian với hình thức trang trí đẹp mắt, mang tính nghệ thuật. Không gian ẩm thực chia thành khu vực Bắc - Trung - Nam với màu sắc, đặc trưng văn hóa mỗi vùng, miền. Miền Bắc nổi bật với khung cảnh chợ quê thanh bình; miền Trung với nét đặc sắc phố cổ Hội An; miền Nam với phong cách thân thiện, phóng khoáng miền Tây sông nước.

Ngoài các hoạt động chương trình mang hơi hướng truyền thống, Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam 2023 còn mang đến sân khấu âm nhạc ngoài trời Sunset Chill music với các hoạt động bên lề hấp dẫn phục vụ du khách tham quan Lễ hội, tạo không gian thưởng thức tinh hoa ẩm thực trước bãi biển Cửa Việt nên thơ.

Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam năm 2023 tại Quảng Trị có sự đồng hành của nhà tài trợ chính Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và Bia Saigon – "Bia của văn hóa ẩm thực Việt Nam”. Hoạt động này là một trong các chương trình hợp tác trọng điểm giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và SABECO nhằm tôn vinh và quảng bá nét đẹp văn hóa, du lịch và ẩm thực Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Việt Nam thành điểm đến du lịch hàng đầu khu vực.

Nguồn: Tạp chí điện tử du lịch

Đẩy mạnh liên kết du lịch 05 địa phương: Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Quảng Bình

Với mục đích phối hợp tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch của miền Trung, năm 2023, 05 địa phương Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Quảng Bình đã triển khai kế hoạch liên kết hợp tác, nâng cao hiệu quả trong công tác phát triển sản phẩm du lịch liên vùng nhằm thu hút khách du lịch đến với miền Trung Việt Nam.

Với vai trò là trưởng nhóm liên kết, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều hoạt động trong kế hoạch liên kết, mới đây nhất là công bố lịch sự kiện, lễ hội của 05 địa phương. Theo đó, trong năm 2023, nhiều sự kiện, lễ hội hấp dẫn mang tầm quốc gia và quốc tế hứa hẹn thu hút khách du lịch đến với khu vực miền Trung như: Hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam, Hội An 2023 diễn ra vào tháng 4 tại thành phố Hội An; Lễ hội Huế - Kinh đô ẩm thực vào tháng 5 tại thành phố Huế; Lễ hội trình diễn pháo hoa quốc tế 2023 vào tháng 6 và tháng 7 tại thành phố Đà Nẵng; Lễ hội hang động Phong Nha - Kẻ Bàng từ tháng 7 đến tháng 8 tại tỉnh Quảng Bình; Lễ hộ Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam năm 2023 vào tháng 8 tại tỉnh Quảng Nam; Lễ hội Kiệu La Vang vào tháng 8 tại tỉnh Quảng Trị…

Ngoài ra, trong năm 2023, các địa phương còn triển khai nhiều hoạt động liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch như: Tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế - VITM Hà Nội, Hội chợ du lịch quốc tế ITE HCMC, hội chợ Du lịch quốc tế VITM Cần Thơ, tổ chức chương trình giới thiệu du lịch 05 địa phương tại Ấn Độ, tổ chức chương trình giới thiệu du lịch tại Malaysia và kết hợp tham gia hội chợ ITB Asia tại Singapore 2023, quảng bá trên các nền tảng số, ấn phẩm du lịch chung của 05 địa phương…

Với những thế mạnh về di sản, thiên nhiên, sự đa dạng văn hóa cùng những sản phẩm vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng đẳng cấp thế giới, miền Trung Việt Nam với khối liên kết Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Quảng Bình sẽ là điểm sáng của du lịch Việt Nam trong năm 2023.

 

Nguồn: Trung tâm Thông tin du lịch

Khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế

Ngày 04/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế năm 2023. Tham gia khóa học có 28 học viên là hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị cấp thẻ.

Từ ngày 04 đến 06/3, các học viên được cập nhật các kiến thức về tình hình du lịch thế giới, xu hướng và triển vọng; tình hình phát triển du lịch Việt Nam và Quảng Trị; các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và địa phương; hệ thống các văn bản pháp luật mới liên quan đến du lịch; hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về du lịch; tình hình phát triển du lịch Việt Nam, thông tin về sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch chủ đạo; các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách; thực tế về nghiệp vụ hướng dẫn tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Khóa cập nhật nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động hướng dẫn, bảo đảm điều kiện đổi thẻ cho hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới./.

 

 

                                                                                                Phòng Quản lý Du lịch

Phản ánh mới

Phản ánh khẩn

Đèn tín hiệu giao thông đường Ql1A - đường 2/9 bị hỏng

Đèn tín hiệu giao thông bị hỏng, gây nguy cơ cao tai nạn giao thông. Vị trí giao thông đường Lê Duẩn (QL1A) - đường 2/9 thuộc Thị trấn Gio Linh bị hỏng, không có thời gian hiển thị, đèn xanh đột ngột chuyển sang xanh gây nguy cơ tai nạn giao thông cao. Đề nghị quý cơ quan kiểm tra, xử lý tình trạng này đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

29/03/2024 08:55

Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh bình thường

Đoạn đường tiềm ẩn nguy có mất an toàn giao thông

Cảnh báo đoạn đường nguy hiểm dễ gây tai nạn giao thông. Đoạn đường Hoàng Diệu - Đông Thanh - Đông Hà. Đoạn đi qua các nhà số 206-208 có 1 làn hiện nay vẫn chưa thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng (khoảng 30m) cho nên các phương tiện lưu thông từ 2 chiều vẫn đang tiến hành dùng chung 1 làn phía bờ sông. Đây là đoạn đường thẳng, tuy nhiên khi rất nhiều phương tiện đi đến đây đặc biệt là vào buổi tối thường phải thắng gấp để tránh chướng ngại vật xuất hiện đột hoặc tránh xe đi hướng đối diện. Đã có 2 biển cảnh báo đường hẹp từ xa tuy nhiên vẫn chưa phát huy hiệu quả. Trong lúc chờ hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng, kính đề nghị cơ quan quản lý có phương án lắp đặt thêm rào chắn, cảnh báo phản quang từ xa nhằm tạo sự chú ý cho phương tiện khi tham gia giao thông qua đoạn này để tránh những tai nạn thương tâm. Xin trân trọng cám ơn.

28/03/2024 16:55

204 Hoàng Diệu, Phường Đông Thanh, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Tình trạng lấn chiếm lề đường gây mất mỹ quan

Vấn đề phơi cá lấn chiếm lề đường ngay trước mặt nhà tôi tại khu phố 1, thị trấn Cửa Việt, Gio Linh đã gây ra những xung đột, dẫn đến xô xát đánh nhau. Tình trạng chiếm dụng lòng lề đường để phơi cá, gây mất mỹ quan đô thị, cản trở các phương tiện tham gia giao thông và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, đặc biệt là hộ Trần Văn Huyến phơi nhiều và mất vệ sinh. Theo khoản 1 điều 36 và khoản 2 điều 58 luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định, kính mong cơ quan giải quyết triệt để. Tôi xin cảm ơn số điện thoại liên hệ: 0326992858 Ngô Văn Hữu

28/03/2024 15:49

Thị trấn Cửa Việt, Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Bãi tập kết rác tự phát gây mất mỹ quan

Đoạn đường Quốc lộ 1A thuộc thôn Hà Thanh xã Gio Châu huyện Gio Linh từ ngã 3 giao với tỉnh lộ 74 qua Cầu Hà Thanh đến Cổng khu công nghiệp Quán Ngang rác sinh hoạt tập kết tự phát bốc mùi hôi thối, chảy nước tràn ra đường, rác vương vãi cả 2 bên lề đường gây ô nhiễm môi trường và gây phản cảm cho người đi đường. Việc này tồn tại đã lâu dài nhưng chính quyền địa phương không có biện pháp xử lý, tồn tại đã từ lâu, rác thải lại tập kết và vương vãi 2 bên đường. Đoạn đường này hầu như không được vệ sinh ngoài rác thải tập kết ra còn có rác phát tán từ các phương tiện giao thông vứt xuống tràn lan vương vãi cả 2 bên lề đường. Kính mong chính quyền địa phương và cơ quan chức năng xử lý sớm để đảm bảo môi trường trong sạch và đem lại vẻ mỹ quan cho đoạn đường này.

28/03/2024 15:49

Cầu Hà Thanh, Xã Gio Châu, Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh bình thường

Đậu đỗ xe không đúng quy định làm che khuất tầm nhìn

Kính gửi cơ quan chức năng! Hiện nay tôi thấy ở khu vực trước Ocean Edu ở công viên Fidel, thành phố Đông Hà xe đậu ngổn ngang ngay giữa đường khiến ách tắc giao thông và gây nguy hiểm đến các phương tiện lưu thông vì bị khuất tầm nhìn. Vậy đề nghị cơ quan chức năng có quy định rõ và cấm các phương tiện đậu xe không đúng vị trí. Trân trọng!

27/03/2024 14:01

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm