Tìm kiếm

Chăn nuôi và Thú y

Chăn nuôi và Thú y

TIÊM PHÒNG KHẨN CẤP VẮC XIN LỞ MỒM LONG MÓNG PHÒNG CHỐNG DỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) ở gia súc là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra trên động vật guốc chẵn như trâu, bò, lợn, dê, cừu,… Bệnh có tính chất lây lan rất nhanh, mạnh và xa, là đại dịch lưu hành gây thiệt hại lớn về kinh tế. Trước tình hình dịch bệnh LMLM đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Quảng Trị trong thời gian qua, thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chỉ đạo các Trạm Chăn nuôi và Thú y trực thuộc triển khai tiêm phòng khẩn cấp vắc xin LMLM phòng, chống  dịch; quyết tâm khống chế bệnh LMLM trong thời gian nhanh nhất để ổn định tình hình chăn nuôi và phát triển sản xuất trên địa bàn.

Hình ảnh tiêm phòng vắc xin LMLM tại Hướng Hoá

Tính đến ngày 06/9/2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 09 xã, thị trấn của 04 huyện: Hướng Hóa (05 xã, thị trấn), Đakrông (01 xã), Vĩnh Linh (02 xã), Cam Lộ (01 xã) xảy ra bệnh LMLM; tổng số trâu bò mắc bệnh 556 con (347 bò, 209 trâu); chết, chôn hủy 24 con (16 bò, 08 trâu). Với tính chất lây lan rất nhanh của dịch bệnh, trong lúc đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh đã hết thời gian miễn dịch bệnh LMLM bởi khoảng cách thời gian tiêm phòng vắc LMLM từ vụ trước đến nay đã hơn 08 tháng; mầm bệnh tồn tại trong môi trường cộng với tình hình thời tiết bất lợi như hiện nay, tạo điều kiện gia tăng phát tán mầm bệnh. Nguy cơ dịch tiếp tục phát sinh và lây lan trên diện rộng là rất lớn.

Trước tình hình đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã triển khai khẩn trương công tác tiêm phòng về tận các cơ sở trên toàn tỉnh. Với mục tiêu tiêm phòng bao vây ổ dịch, tiêm phòng đồng bộ, cùng thời điểm cho toàn bộ đàn trâu bò trong diện tiêm phòng hiện có tại địa phương; tuân thủ các quy trình kỹ thuật, các bước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y; Tiêm phòng đạt tỷ lệ trên 80% so với tổng đàn, 100% so với diện tiêm ở các vùng tiêm phòng bắt buộc; Thực hiện tốt công tác giám sát, theo dõi đàn gia súc sau khi tiêm để xử lý kịp thời các trường hợp phát bệnh sau tiêm phòng; Lập danh sách và ghi chép đầy đủ, chính xác số gia  súc được tiêm phòng, có xác nhận của chủ hộ và chính quyền địa phương.

Với sự quyết liệt thực hiện của cơ quan chuyên ngành và chính quyền địa phương, tính đến ngày 06/9/2024, toàn tỉnh đã tiêm được 13.614 liều vắc xin LMLM Type O và A cho trâu, bò trên địa bàn (Hướng Hóa với 8.610 liều, Đakrông 3.195 liều, Vĩnh Linh 1.024 liều, Gio Linh 105 liều).

Cùng với công tác chỉ đạo tiêm phòng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng tăng cường công tác hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi; nâng cao hơn nữa ý thức của người chăn nuôi trong việc chăm sóc và bảo vệ đàn gia súc để góp phần phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh hiệu quả hơn.

Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cam Lộ tập trung hướng dẫn, chỉ đạo các biện pháp bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi trong mùa mưa lũ.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2024 tuy có bão và áp thấp nhiệt đới ít hơn trung bình nhiều năm nhưng nguy cơ xảy ra các hiện tượng thiên tai cực đoan, bất thường, trái quy luật sẽ diễn biến rất phức tạp. Để bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi, chăn nuôi ổn định, phát triển. Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cam Lộ tham mưu UBND huyện ban hành Công văn số 241/HD-NN-CN ngày 18 tháng 7 năm 2024 đề nghị UBND các xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn tập trung chỉ đạo, thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi trong mùa mưa lũ. Mục đích để chủ động tăng cường phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong mùa mưa lũ, đồng thời bảo đảm phát triển chăn nuôi, hoàn thành kế hoạch năm 2024.

Trang trại chăn nuôi gà tại Cam Chính, Cam Lộ

Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị UBND các xã, thị trấn trong toàn huyện tập trung chỉ đạo và áp dụng có hiệu quả các biện pháp phòng chống thiên tai để đảm bảo an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa bão, lũ lụt nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại đối với hoạt động chăn nuôi ở địa phương. Cùng với đó, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho người chăn nuôi tích cực chăm sóc đàn vật nuôi để tăng khả năng chống chịu đối với các tác động do thay đổi lớn về thời tiết cũng như có biện pháp khắc phục hiệu quả khi mưa bão, lũ lụt hoặc dịch bệnh xảy ra.

Thống kê, kê khai số lượng, loại vật nuôi theo quy định, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho vật nuôi trước, trong và sau mùa mưa bão. Cần chú ý kiểm tra và gia cố vững chắc chuồng trại đề phòng bão, lũ. Nếu chuồng nuôi lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng chưa kiên cố thì có thể giằng lên mái các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát, can nước để hạn chế tốc mái khi có gió lớn, bão xảy ra. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của cán bộ thú y tại địa phương. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và nâng cao chất lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi để tăng sức đề kháng. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, môi trường quanh chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi…

Hình ảnh Chăn nuôi dê tại Cam Thành, Cam Lộ

Tình hình bệnh Lở mồm long móng tại huyện Hướng Hóa và Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Tính đến 17 giờ ngày 22/8/2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 06 xã, thị trấn của 02 huyện: Hướng Hóa (5 xã, thị trấn) và Đakrông (1 xã) xảy ra bệnh (LMLM); trong đó có xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá đã qua 21 ngày; tổng số trâu bò mắc bệnh 226 con (170 bò, 56 trâu); chết, chôn hủy 07 con (3 bò, 4 trâu); Số con đã lành triệu chứng  42 con. Cụ thể:

1. Huyện Hướng Hoá:

1.1. Xã Hướng Phùng: Đã qua 21 ngày.

Theo báo cáo của UBND xã Hướng Phùng (Báo cáo số 141/BC-UBND ngày 02/8/2024 của UBND xã Hướng Phùng), ngày 27/6/2024, UBND xã Hướng Phùng đã tiếp nhận 62 con bò từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để cấp cho 31 hộ dân tại 5 thôn (thôn Chênh Vênh: 22 con/11 hộ dân, thôn Cổ Nhồi: 10 con/05 hộ dân, thôn Bụt Việt: 04 con/02 hộ dân, thôn Xa Ry: 18 con/09 hộ dân, thôn Hướng Hải: 08con/02 hộ dân). Đồng thời cấp đổi 01 con/01 hộ dân tại thôn Cheng (bò đã cấp ngày 16/6/2024).

Đến ngày 29/6/2024, UBND xã nhận được thông tin và đi kiểm tra, phát hiện có 14 con bò/12 hộ tại 5 thôn nhận bò ngày 26/7/2024 bị bệnh với các biểu hiện: có vết loét tại kẻ chân, viêm quanh viền móng chân, đi lại khó khăn, một số con có vết loét ở miệng.

Ngay sau khi phát hiện, UBND xã đã phối hợp với đơn vị cung ứng con giống điều trị số bò bị bệnh nói trên; đã tiêm phòng vắc xin LMLM được 379 con. Đến ngày 02/8/2024, toàn bộ số bò bệnh theo báo cáo của UBND Hướng Phùng đã lành triệu chứng; trên địa bàn xã không còn bò mắc bệnh. 

1.2. Xã Húc:

- Sáng 01/8/2024, nhận được thông tin có bò bệnh tại xã Húc, huyện Hướng Hóa; Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hướng Hóa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện và chính quyền địa phương đi kiểm tra tình hình dịch bệnh tại các thôn có thông tin dịch bệnh và lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm.

Kết quả kiểm tra: Tại hộ bà Hồ Thị Ta Pưng, có 01 con bò vừa được cấp ngày 29/7/2024 có các biểu hiện: lở loét miệng, kẽ móng chân, hở viền móng, đi lại khó khăn. Theo thông tin từ chủ hộ, một ngày sau khi tiếp nhận bò đã phát hiện có hiện tượng đi lại khó khăn, miệng chảy nước bọt nên đã báo chính quyền địa phương. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã lấy mẫu gửi xét nghiệm, theo phiếu trả lời kết quả xét nghiệm số 2551/CĐXN-CĐ ngày 05/8/2024 của Chi cục Thú y vùng III, mẫu bệnh phẩm lấy tại hộ bà Hồ Thị Ta Pưng, thôn Ta Cu, xã Húc, huyện Hướng Hóa dương tính với vi rút LMLM Serotype O.

- Theo thông tin từ đại diện UBND xã Húc, ngày 29/7/2024 UBND xã Húc đã tiếp nhận 53 con bò từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đã cấp cho 05 thôn (thôn Ván Ri: 19 con, thôn Ta Nuc: 11 con, thôn Ta Cu: 12 con, thôn Ho Le: 7 con, thôn Ta Ry 2: 4 con). Sau khi có thông tin bò nhận từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có dấu hiệu bệnh, UBND xã đã báo cáo cho Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện biết để kiểm tra; đồng thời chỉ đạo Nhân viên khuyến nông, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã thực hiện kiểm tra tình hình dịch bệnh tại các thôn có tiếp nhận bò ngày 29/7/2024; đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc trong toàn xã Húc; đã tiêm phòng bao vây được 395 con.

- Tính đến 17 giờ ngày 22/8/2024, tại xã Húc có 43 con trâu bò bị bệnh ở 04 thôn; 01 con chết; Số bò đã lành triệu chứng: 27 con.

1.3. Xã Thuận:

Ngày 12/8/2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp nhận thông tin dịch bệnh và đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hướng Hóa, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện và chính quyền địa phương đã kiểm tra tại hộ ông Hồ Văn Thái, thôn Thuận 1 - xã Thuận, tổng đàn gia súc có 10 con (04 bò, 06 dê), số bò bệnh: 03 con, chết 01 con. Bò bệnh có triệu chứng: chân đau, đi lại khó khăn; có vết loét ở miệng, lưỡi; viêm sưng ở kẻ móng chân. Theo thông tin từ chủ hộ, thời điểm phát bệnh ngày 06/8/2024, chủ gia súc mời thú y tự do chữa trị; đến ngày 10/8/2024 có 01 con bò bị chết nên đã báo cho chính quyền địa phương. Do số bò bệnh đã được chữa trị nên không lấy được mẫu.

Đến ngày 22/8/2024, tổng số bò bệnh: 03 con, chết 02 con; đã chữa lành triệu chứng 01 con. Số trâu bò đã tiêm phòng vắc xin 94 con.

1.4. Thị trấn Lao Bảo: Phát hiện bệnh ngày 13/8/2024; đến nay đã có 05 hộ dân tại thôn Khe Đá có gia súc mắc bệnh với tổng số 15 con bò.

Qua 4 ngày không phát sinh thêm gia súc mắc bệnh.

1.5. Xã Tân Long: Ngày 21/8/2024 phát hiện 07 con bò của 02 hộ dân tại thôn Long Thành bị bệnh; Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm.

2. Huyện Đakrông

Sáng 17/8/2024, nhận được thông tin có bò bệnh tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông; Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Đakrông phối hợp với chính quyền địa phương đi kiểm tra tình hình dịch bệnh tại các thôn có thông tin dịch bệnh và lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm. Kết quả kiểm tra: 32 con trâu bò mắc bệnh (30 bò, 02 trâu)  của 12 hộ dân tại 3 thôn (thôn Hà Lương: 16 con, thôn Đá Nổi: 12 con, thôn Tà Lang: 04 con); số gia súc bị bệnh có các biểu hiện: Chảy nước bọt, niêm mạc miệng có các nốt loét, kẽ móng chân viêm loét, rướm máu, đi lại khó khăn; bò bỏ ăn hoàn toàn. Qua điều tra dịch tễ bước đầu nhận định đàn trâu bò của các hộ dân ở thôn Đá Nổi, xã Ba Lòng chăn thả chung và có tiếp xúc với đàn trâu của xã Triệu Nguyên. Tìm hiểu thông tin từ người dân xã Triệu Nguyên thì đàn trâu của xã chăn thả ở khu vực Đồi 365 giáp ranh với vùng Cùa, huyện Cam Lộ, trâu có biểu hiện mắc bệnh với các biểu hiện: Chảy nước bọt, niêm mạc miệng có các nốt loét, kẽ móng chân viêm loét, đi lại khó khăn cách đây khoảng 15 ngày và đã được điều trị lành triệu chứng.

Theo phiếu trả lời kết quả xét nghiệm số 4244/CĐXN-CĐ ngày 20/8/2024 của Chi cục Thú y vùng III, mẫu bệnh phẩm lấy tại hộ ông Nguyễn Tiến Dũng, thôn Hà Lương, xã Ba Lòng, huyện Đakrông dương tính với vi rút LMLM Serotype O.

Trong các ngày 19/8 và 21/8/2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng UBND huyện Đakrông, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đakrông, Trạm Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức buổi làm việc với UBND xã Ba Lòng để triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Đồng thời, yêu cầu Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y khẩn trương tìm hiểu, làm rõ thông tin xã Triệu Nguyên có trâu bò mắc bệnh để đánh giá tình hình và triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời.

Tính đến ngày 22/8/2024, đã tại 4 thôn của xã Ba Lòng có 49 hộ dân có 144 con (48 trâu, 96 bò) trâu, bò mắc bệnh, chết 04 con trâu (nghé).

Thông báo kết quả giám định, bình tuyển lợn đực giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024

Căn cứ Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội khóa 14 và các văn bản hướng dẫn Luật Chăn nuôi. Từ ngày 05/03/2024 đến ngày 08/03/2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị đã tiến hành bình tuyển, giám định lợn đực giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo (TTNT) tại các cơ sở chăn nuôi lợn đực giống trên địa bàn toàn tỉnh theo Kế hoạch số 17/KH-CNTY-CN ngày 26/02/2024 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y về việc triển khai công tác giám định, bình tuyển lợn đực giống khai thác tinh phục vụ công tác TTNT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra, giám định, bình tuyển Chi cục Chăn nuôi và Thú y xin thông báo kết quả như sau:

1. Tổng số cơ sở chăn nuôi lợn đực giống phục vụ cho công tác TTNT trên địa bàn tỉnh là: 03 cơ sở.

2. Tổng số lợn đực giống ngoại là: 37 cá thể (gồm các giống Landrace, Yorkshire, Duroc), chiếm 100% tổng đàn lợn đực giống.

3. Tổng số cá thể lợn đực giống nhập mới trong năm là: 13 cá thể.

4. Tổng số cá thể lợn đực giống loại thải trong năm là: 12 cá thể, gồm các đực giống: Landrace 8049, L8038, L8754, L8818, L8805, L8039, L8829, L8815, L8849, Du8850, Du8806, Du8047 (Mỹ Khuê); L729 (Ái Tử).

5. Tổng số lợn đực giống được giám định, bình tuyển đạt chất lượng phục vụ cho công tác TTNT năm 2024-2025 là: 37 cá thể, chiếm 100% (Có danh sách gửi kèm theo).

DANH SÁCH

Cá thể lợn đực giống đạt chất lượng khai thác tinh

phục vụ công tác TTNT năm 2024-2025.

1. Trại đực giống Cam Thành

TT

Chủng loại giống

Số hiệu

Giám định theo TCVN

Phân cấp chất lượng

Mục đích sử dụng

Thời gian sử dụng

Tháng tuổi

1

Landrace

3576

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

47

2

Landrace

3944

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

47

3

Landrace

8083

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

22

4

Landrace

7052

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

22

 

2. Trại truyền giống Mỹ Khuê

TT

Chủng loại giống

Số hiệu

Giám định theo TCVN

Phân cấp chất lượng

Mục đích sử dụng

Thời gian
 sử dụng

Tháng tuổi

1

Landrace

2451

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

14

2

Landrace

2417

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

15

3

Landrace

2421

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

19

4

Landrace

8823

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

36

5

Landrace

8833

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

36

6

Landrace

8762

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

38

7

Landrace

2463

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

13

8

Landrace

2464

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

13

9

Duroc

11502

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

15

10

Duroc

11905

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

13

11

Duroc

11914

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

14

12

Duroc

11985

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

14

13

Duroc

11904

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

13

14

Duroc

11984

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

13

15

Duroc

8847

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

38

16

Duroc

8080

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

40

17

Duroc

8090

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

40

 

3. Trạm truyền giống gia súc Ái Tử

TT

Chủng loại giống

Số hiệu

Giám định theo TCVN

Phân cấp chất lượng

Mục đích sử dụng

Thời gian sử dụng

Tháng tuổi

1

Landrace

9381

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

28

2

Landrace

9377

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

28

3

Landrace

10080

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

22

4

Landrace

10279

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

23

5

Landrace

211

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

19

6

Landrace

298

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

19

7

Landrace

213

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

20

8

Landrace

2442

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

19

9

Landrace

2440

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

19

10

Yorkshire

919461

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

36

11

Yorkshire

928537

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

46

12

Duroc

012

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

22

13

Duroc

881

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

23

14

Duroc

892

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

22

15

Duroc

020

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

23

16

Duroc

863

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2024-2025

22

SỰ NGUY HIỂM CỦA BỆNH DẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI Ở NGƯỜI

Hiện nay trên thế giới, bệnh Dại đang là vấn đề y tế được quan tâm do những ảnh hưởng về sức khỏe cộng đồng; gây nên những cái chết thảm khốc. Một khi các triệu chứng lâm sàng đã xuất hiện, tỷ lệ tử vong là 100% đối với cả động vật và người. Nguồn mang mầm bệnh chủ yếu là ở chó (90%), mèo nuôi 5% và động vật hoang dã. Vi rút dại tập trung nhiều ở trong nước bọt và não của động vật bị nhiễm bệnh; đường lây truyền bệnh thông qua nước bọt, các chất bài tiết có nhiễm vi rút Dại ở vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh Dại.

Tại Quảng Trị, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ năm 2013 đến nay, ghi nhận 07 trường hợp tử vong bệnh Dại vào các năm 2013, 2014, 2016, 2021, 2022 và 2023. Các trường hợp này đều không tiêm huyết thanh hoặc vắc xin phòng bệnh Dại sau khi bị chó cắn.

Cho đến nay, bệnh Dại vẫn chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu khi bệnh đã bộc phát, tuy nhiên, đây là một bệnh có thể chủ động phòng tránh được. Có ba giải pháp chính để loại trừ bệnh Dại trên người: (i) tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo; tỷ lệ tiêm phòng liên tục trong nhiều năm phải đạt trên 70-90% tổng đàn chó, mèo. Đây là giải pháp duy nhất để làm gián đoạn vĩnh viễn chu kỳ truyền lây của bệnh Dại giữa động vật và người; (ii) Tiêm vắc xin phòng bệnh cho người có nguy cơ cao nhiễm bệnh Dại; (iii) Tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại cho người bị chó, mèo cắn.

 

PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI ĐỘNG VẬT

 

Để chủ động phòng chống bệnh Dại, ngăn ngừa nguy cơ bệnh Dại phát sinh, lây lan trên đàn chó, mèo, ngăn ngừa bệnh dại lây cho con người, người dân cần phải tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng, chống bệnh Dại như sau:

1. Thực hiện nuôi nhốt chó mèo, không được thả rông, khi dắt chó, mèo ra nơi công cộng phải đeo rọ mõm và xích, kể cả khi chó, mèo đã được tiêm phòng vắc xin dại. Thực hiện khai báo chó mèo nuôi với chính quyền địa phương nơi cư trú.

2. Phải tiêm phòng vắc xin dại định kỳ cho chó, mèo hằng năm, đây là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh dại lây lan và lây sang người.

3. Thông báo ngay cho cán bộ thú y hoặc trưởng thôn khi phát hiện thấy chó, mèo có biểu hiện thay đổi hành vi thông thường, hay cắn và nghi mắc bệnh dại; hợp tác với chính quyền để nhận diện, bắt giữ con chó đã cắn người; tuyệt đối không làm thịt chó, mèo bị ốm, có biểu hiện của bệnh dại hay chó, mèo chết.

4. Tìm hiểu về bệnh Dại và tryền thông cho gia đình, đặc biệt là cảnh báo cho trẻ em không bao giờ đến gần chó, mèo đang bị ốm hay chó, mèo có dấu hiệu hung dữ.

 

CÁC DẤU HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT BỆNH DẠI Ở CHÓ

 

- Có 3 dấu hiệu chính bệnh Dại ở chó

ü Thứ nhất, Chó đột nhiên hay cắn người và động vật khác.

ü Thứ 2, thay đổi hành vi thông thường như hay sủa, hay cắn.

ü Và cuối cùng là chết.

- Biểu hiện lâm sàng ở chó nghi mắc bệnh Dại thường chia thành 2 thể:

Chó dại thể điên cuồng: Chó thay đổi thói quen thường ngày, hay tấn công và hung giữ bất thường, tiếng sủa thay đổi, rống lên như tiếng hú, trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, sợ gió, sợ nước và chảy nhiều nước dãi và chết.

Chó dại thể bại liệt: Chó trông buồn bã, mệt mỏi, nhai nuối khó khan. Chó bị bại liệt, hàm trễ và chảy dãi nhiều và chết.

Các biểu hiện đặc thù ở chó nghi dại

·          Cắn khi không bị trêu chọc

·          Ăn những thứ khác thường như gậy, móng chân.

·          Chạy mà không có lý do rõ ràng

·          Thay đổi trong âm thanh, ví dụ sủa khàn và gầm gừ hoặc sủa không ra tiếng

·          Tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép nhưng sợ nước (chứng sợ nước).

·          Thay đổit hói quen thường ngày hoặc chết.

 

 

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI NUÔI CHÓ, MÈO

- Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua Trưởng thôn, khu phố, tổ dân phố;

- Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh.

- Chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định: vào tháng 3-4 và tiêm phòng cho đàn chó, mèo mới phát sinh hoặc đã hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ.

- Thường xuyên theo dõi, giám sát chó, mèo nuôi của gia đình, nếu phát hiện con vật vô cớ cắn người hoặc tấn công động vật khác thì phải cách ly và báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất;

- Chủ vật nuôi phải chi trả tiền mua vắc xin và công tiêm phòng dại.

- Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn người, gây tai nạn thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

- Phải bị xử phạt hành chính: từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi không thực hiện việc tiêm phòng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc; từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức không tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh Dại.

 

CẦN LÀM GÌ KHI CHÓ CẮN NGƯỜI ?

- Thông báo cho cán bộ thú y xã, hoặc Trưởng thôn.

- Bắt chó để xích, nhốt lại vào chuồng.

- Không động chạm vào chó để đảm bảo được an toàn trong khi chờ cán bộ thú y đến xác định bệnh.

 

                  NGƯỜI BỊ CHÓ CẮN CẦN PHẢI LÀM GÌ?

- Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng thời gian từ 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể xối rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh Dại.

- Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn Iod, nếu có.

- Đưa ngay bệnh nhân đến Trung tâm y tế để điều trị dự phòng càng sớm càng tốt.

- Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.

* Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh Dại và thực hiện điều trị dự phòng theo chỉ định của cơ quan y tế.

 

XỬ LÝ NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG CHẤP HÀNH

Các biện pháp phòng, chống bệnh Dại

- Theo Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 90/2017/NĐ-CP về xử lý VPHC trong lĩnh vực thú y, Điều 7 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

(1). Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

(2) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

- Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Hành vi để chó cắn chết người phụ thuộc vào ý thức chủ quan của chủ nuôi mà người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những tội danh khác nhau quy định trong Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017:

Ø  Tội giết người (Điều 123),

Ø  Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134);

Ø  Tội vô ý làm chết người (Điều 128)

- Xử lý hình sự: Điều 128. Tội vô ý làm chết người

+ Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

+ Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

TẬP HUẤN CÔNG TÁC CẬP NHẬT, KHAI THÁC, QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ CHĂN NUÔI; BÁO CÁO DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT QUA HỆ THỐNG THÔNG TIN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRỰC TUYẾN (HỆ THỐNG VAHIS)

Ngày 03-04/04/2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị phối hợp với Cục Thú Y tổ chức lớp tập huấn công tác cập nhật, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu về chăn nuôi; báo cáo dịch bệnh động vật qua Hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến (Hệ thống VAHIS) cho cán bộ kỹ thuật của Chi cục và Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố, thị xã. Lớp tập huấn có sự tham gia của Ông Đào Văn An- Phó Chi cục trưởng- Chi cục CNTY Quảng Trị, ông Hoàng Mạnh Tiến chuyên viên Phòng Dịch tễ thú y- Cục Thú y, Ông Nguyễn Quang Long chuyên gia công nghệ thông tin (IT) và lực lượng cán bộ thú y của mạng lưới thú y tỉnh Quảng Trị .   

VAHIS là hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến giúp kết nối thông tin, báo cáo dịch bệnh từ cấp xã, huyện, tỉnh tới cấp Trung ương; Quản lý dữ liệu, tổng hợp, phân tích cáo cáo dịch bệnh theo địa phương, theo thời gian, theo dịch bệnh; Giúp cơ quan thú y các cấp nắm bắt thông tin, báo cáo dịch bệnh động vật ở mọi lúc, mọi nơi.

Hệ thống VAHIS được xây dựng trên cơ sở: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyển đổi số trong công tác quản lý, phòng, chống dịch bệnh động vật; Áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 vào thực tiễn; Tuân thủ  báo  cáo    quản  lý d liệu theo Thông tư 07, Thông tư 24 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức thú y thế giới; Sphối hợp với các tổ chức quốc tế: FAO, CDC, PATH,…nhằm nắm bắt thông tin đầy đủ nhanh chóng phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả và tạo  cơ  slưu tr, tđộng tổng hợp và phân tích dliệu một cách đầy đủ, chính xác, nhanh chóng.

Các học viên tham gia tập huấn được thực hành liệt kê được các hợp phần cơ bản của hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật Việt Nam (VAHIS); Hiểu các lợi ích của việc báo cáo dịch bệnh trên VAHIS; Liệt kê được các thông tin cần thu thập để cập nhật lên VAHIS; Báo cáo/cập nhật thông tin ổ dịch trên VAHIS và  trích xuất một số báo cáo đơn giản từ hệ thống, tra cứu thông tin trên hệ thống. Thông qua buổi tập huấn các học viên biết được tổng quan về VAHIS và tầm quan trọng của việc ứng dựng hệ thống VAHIS trong công tác báo cáo tình hình dịch bệnh ở địa phương để ứng dụng hệ thống một cách chính xác và thành thạo, tạo nên một hệ thống CSDL về dịch bệnh trên địa bàn góp phần thúc đẩy chuyển số trong ngành thú y của tỉnh nói riêng và ngành thú y toàn quốc nói chung./.

Công tác Kiểm dịch, Kiểm soát giết mổ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong tháng 03/2024

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 223 hồ sơ (220 hồ sơ động vật, 03 hồ sơ SPĐV). Kiểm dịch được 79 con trâu bò; 12.521 con lợn thịt; 21.600 con gia cầm; 4.618 con dê; 587 con chó và 44.000 kg SPĐV.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ được 12.516 con lợn thịt; 1.648 con trâu bò; 335 con dê và 26.990 con gia cầm.

Công tác Kiểm dịch, Kiểm soát giết mổ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong tháng01/2024

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 299 hồ sơ (298 hồ sơ động vật, 01 hồ sơ SPĐV). Kiểm dịch được 137 con trâu bò; 19.577 con lợn thịt; 29.851 con gia cầm; 4.804 con dê; 350 con chó và 20.000 kg SPĐV.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ được 11.632 con lợn thịt; 1.891 con trâu bò; 357 con dê và 27.460 con gia cầm.

Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố Đông Hà tăng cường công tác kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động trên địa bàn thành phố trước dịp tết nguyên đán Giáp Thìn 2024

       Đông Hà là nơi giết mổ và tiêu thụ lợn với số lượng lớn, nhất là dịp giáp Tết nguyên đán. Trong những ngày gần đây, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã tái phát trên nhiều địa phương của tỉnh Quảng Trị, trong đó có thành phố Đông Hà, vì vậy công tác kiểm soát giết mổ động vật (KSGM ĐV) và kiểm tra vệ sinh thú y (KTVSTY) sản phẩm động vật có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường.

       Thực hiện Kế hoạch số 51/KH-CNTY-KD ngày 29/12/2023 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CNTY)  về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024; Công văn số 3026/UBND-PKT ngày 29/12/2023 của UBND thành phố về việc tăng cường công tác KSGM ĐV đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm các tháng cuối năm, trạm CNTY Đông Hà đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh động vật và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là: Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, KSGM ĐV, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Tình hình Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong tháng 01/2024

Tình hình bệnh DTLCP: Tính đến ngày 15/01/2024, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 05 huyện, thành phố hết dịch gồm: Triệu Phong, Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa, TP. Đông Hà. Hiện còn xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị (đã qua 18 ngày) và xã Gio Sơn, huyện Gio Linh (đã qua 15 ngày) không phát sinh thêm lợn bệnh.

Phản ánh mới

Phản ánh bình thường

Đề xuất lắp đèn tín hiệu để đảm bảo an toàn giao thông

Giao nhau Quốc lộ 9, Nguyễn Trung Trực, Lương Khánh Thiện quá nguy hiểm. Đề nghị các ban ngành liên quan xem xét lắp đèn tín hiệu.

17/09/2024 08:05

45 Quốc lộ 9, Phường 1, Thành phố Đông Hà, Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Công trình thi công gây ô nhiễm môi trường

Công trình làm cây cầu tại thôn An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị thi công không có che chắn rất bụi và nguy hiểm đến nhà dân xung quanh rất gần. Kính kong các ban ngành liên quan xem xét.

16/09/2024 16:04

Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Biển quảng cáo che khuất tầm nhìn gây mất an toàn

Cửa hàng mua bán xe máy của Công ty Thảo Ái, ngay cổng trường Chính Trị Lê Duẫn cắm bảng quảng cáo che khuất tầm hình cho các phương tiện từ trong trường và trong kiệt đi ra. Đề nghị CA phường Đông Lễ chấn chỉnh. Tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra

16/09/2024 15:59

Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh bình thường

Thi công ống nước có nguy cơ ảnh hưởng đến người dân

Kính gửi các cán bộ các cấp ! Tôi là người dân sinh sống tại khu vực khu phố Tây Trì. Hiện tại tuyến đường Đinh Tiên Hoàng đang được nâng cấp về đường và cống thoát nước. Tôi xin phản ánh vấn đề như sau: Tại địa điểm số nhà 122 Đinh Tiên Hoàng là nơi giao nhau giữa các cống thoát nước mà các công nhân đang thi công. Nhưng tôi thấy bất cập ở chổ điểm giao nhau đó cống nước sẽ được làm 1 đoạn ngắn đổ ra khu vực vườn chuối phía sau, tại khu vực này người dân đang trồng hoa màu, và là vùng trũng, mưa sẽ ngập sạt lỡ, nhà tôi phía sau này, và đã có hiện tượng sụp lún nứt tường. Thiết nghĩ nếu là cống dẫn nước mưa ( nhưng cán bộ có chắc chắn 100% người dân ko câu ống nước xã thải vào cống ko? ) nên về lâu về dài sẽ ô nhiễm bốc mùi các hộ dân phía sau và vào mùa mưa, lượng nước chảy rất mạnh từ trên xuống rất nguy hiểm. Vậy tôi xin phản ánh về việc àm cống “ nữa chừng” cho xong việc mà tôi nhận thấy bất cấp tại đây. Tôi hi vọng nhận được câu trả lời thoả đáng và làm tới nơi tới chốn cái cống này ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn. Trân trọng./

13/09/2024 09:13

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh bình thường

Chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Nhà ông Sơn bà Hà đối diện số nhà 82/13 Hoàng Diệu,  Đông Giang, tp Đông Hà. Nay ông kinh doanh thực phẩm, nuôi gia súc như gà chó gây ô nhiễm môi trường của nhiều hộ quanh. Trước báo phường có lên xử lý không dứt khoát, nay hôi quá dân xin báo với lãnh đạo yêu cầu cán bộ môi trường xữ lý triệt để cho dân không ảnh hưởng môi trường. Xin cảm ơn.

13/09/2024 09:09

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm