Tìm kiếm

Văn hoá và Gia đình

Văn hoá và Gia đình

Phát động chương trình "Sách và văn hóa đọc biên giới vùng cao" năm 2024

Sáng ngày 4/4/2024, tại Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) Lao Bảo (huyện Hướng Hóa), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức phát động chương trình “Sách và văn hóa đọc biên giới vùng cao” năm 2024. Tham dự chương trình có đồng chí Dương Tân Long, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh; đồng chí Hồ Thị Minh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Thượng tá, Nguyễn Văn Thanh, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; đồng chí Nguyễn Huy Hùng, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh, đồng chí Nguyễn Hoàn, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh, cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.

Tại chương trình, Ban tổ chức đã bàn giao 31 tủ sách cộng đồng cho các xã vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bàn giao sách và triển khai xây dựng 9 “phòng đọc biên giới” cho các đồn biên phòng; tặng 16 tủ sách cho các trường học trên địa bàn. Tại tỉnh Quảng Trị, những năm gần đây văn hóa đọc từng bước  phát triển sâu rộng, nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.

Chương trình “ Sách và văn hóa đọc biên giới vùng cao” là sự chung tay, thể hiện tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tăng cường khả năng tiếp cận thông tin tri thức cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ tài nguyên thông tin thư viện cơ sở, xây dựng môi trường văn hóa đọc chất lượng, hiệu quả; hình thành thói quen, nhu cầu phát triển, kỹ năng và phong trào đọc sách trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, thu hẹp khoảng cách tạo điều kiện hội nhập về văn hóa, tri thức, kinh tế, xã hội giữa miền núi và đồng bằng, góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần, lao động sản xuất của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thông qua việc đọc, nghe nhìn, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ đến được với người dân, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, cổ vũ, động viên họ thực hiện chính sách; đấu tranh ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

 

                                                                                                   Trần Thị Xý – Thư viện tỉnh Quảng Trị

Kế hoạch tổ chức chương trình Chào năm mới 2024 (Countdown Camel Quảng Trị 2024)

Ngày 08 tháng 12 năm 2023, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 231/KH-UBND về việc tổ chức chương trình Chào năm mới 2024 ( Countdown Camel Quảng Trị 2024.

 

 

Chương trình sẽ đường diễn ra vào tối ngày 31/12/2023 tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị.

Kế hoạch tổ chức Lễ hội Vì hòa bình năm 2024

Ngày 10 tháng 12 năm 2023, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Vì hòa bình năm 2024.

 

 

Theo đó Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 7/2024 với nhiều hoạt động ý nghĩa về văn hóa, thể thao và du lịch như Chương trình Khai mạc Lễ hội Vì hòa bình, các chương trình giao lưu văn hóa, quảng bá du lịch, tri ân  và nhiều hoạt động hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch khác. 

Tổ chức chương trình giao lưu “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” năm 2023

Ngày 12 tháng 10 năm 2023, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tỉnh đoàn và Trại giam Nghĩa An tổ chức chương trình giao lưu  “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại Trại giam Nghĩa An.

Trao tặng tủ sách cho Trại giam Nghĩa An

Đây là hoạt động năm trong Chương trình phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Công an về việc phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong các Trại giam, Trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng giai đoạn 2020 – 2025 và Kế hoạch phối hợp giữa Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tỉnh đoàn và Trại giam Nghĩa An giai đoạn 2021 - 2025 nhằm tạo môi trường giao lưu lành mạnh và tiếp thêm động lực giúp các phạm nhân tích cực cải tạo rèn luyện thể chất, nhân cách, lối sống, sớm hòa nhập cộng đồng.

 

Năm nay, các đơn vị tham gia đã tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, tư vấn, trang bị kỹ năng sống cho phạm nhân; tặng quà cho các phạm nhân có trong quá trình cải tạo tốt; trao tặng tủ sách phục vụ giám thị và phạm nhân Trại giam Nghĩa An...

Cũng tại chương trình, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh, Hội doanh nhân trẻ, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh cùng Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã trao tặng 50 suất quà cho 50 phạm nhân có quá trình cải tạo tốt, mỗi suất quà trị giá 300 ngàn đồng.

 

Chương trình giao lưu là nhịp cầu nhân ái, giúp các phạm nhân nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, trách nhiệm của bản thân nỗ lực cải tạo tốt, định hướng con đường tương lai, khơi dậy niềm tin cho các phạm nhân xóa bỏ mặc cảm, sớm tái hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt thể hiện sự cảm thông, sẻ chia sâu sắc của cộng đồng, xã hội đối với các phạm nhân, tuyên truyền cho phạm nhân tránh xa những thói hư, tật xấu, lệch lạc trong nhận thức, thái độ, hành vi. Góp phần phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội; phản ánh, nêu gương phạm nhân có quá trình học tập, lao động, chấp hành nội quy cơ sở giam giữ tốt để sớm trở về hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội, giảm tỷ lệ tái phạm tội, vi phạm pháp luật.

Lệ Quyên

Khai trương phòng đọc “Khát vọng hòa bình”

Vừa qua, tại Văn phòng Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh Quảng Trị, Thư viện tỉnh phối hợp Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh Quảng Trị với tổ chức lễ khai trương phòng đọc “Khát vọng hòa bình”.

Toàn cảnh lễ khai trương phòng đọc "Khát vọng hòa bình"

Sau một thời gian chuẩn bị, đến nay phòng đọc được đưa vào sử dụng với hơn 2.000 đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, hơn 1.100 đầu sách do Thư viện tỉnh điều chuyển đến, số còn lại do Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh Quảng Trị huy động hỗ trợ từ các nhà xuất bản trong nước, cá nhân các nhà văn sinh hoạt tại chi hội và các tổ chức, cá nhân khác. Phòng đọc sách được bố trí khoa học, phù hợp, theo từng lĩnh vực, giúp người đọc dễ tìm, lựa chọn. Các nhà văn trong chi hội sẽ thay phiên nhau trực và phục vụ bạn đọc tại phòng đọc sách.

 

Việc đưa sách đến gần hơn với bạn đọc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của Thư viện tỉnh, cũng là trách nhiệm của các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Phòng đọc “Khát vọng hòa bình” là ý tưởng sáng tạo mới, liên kết giữa Chi hội nhà văn và Thư viện tỉnh Quảng Trị. Tại lễ khai trương, các đại biểu đã chia sẻ những câu chuyện về văn hoá đọc, về khát vọng hoà bình trên quê hương Quảng Trị. Phòng đọc “Khát vọng hoà bình” với trên 2000 đầu sách đầy đủ các thể loại: lịch sử, văn hóa nghệ thuật, khoa học, địa chí, thiếu nhi, các tác phẩm văn học kinh điển của văn học Việt Nam, tác phẩm của nhà văn nhà thơ Quảng Trị sẽ được mở cửa miễn phí hàng tuần. Đây sẽ là địa chỉ văn hoá của đông đảo bạn đọc yêu sách, tạo ra sự kết nối giữa các thế hệ, góp phần phát triển, nâng cao văn hoá đọc trên địa bàn.

Phòng đọc là địa chỉ thân thuộc của các nhà văn, cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến sinh hoạt, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về văn hóa, văn học, kết nối sáng tác văn học, trao đổi sách, khơi dậy niềm đam mê đọc sách, góp phần nâng cao kiến thức cho độc giả mọi lứa tuổi, nhất là học sinh. Phòng đọc “Khát vọng hòa bình” sẽ là cánh tay nối dài của Thư viện tỉnh nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của các đối tượng bạn đọc./.

 

Hồ Ngọc Thiên – Giám đốc Thư viện tỉnh

Phát huy giá trị của Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 để xây dựng, phát triển văn hóa con người Quảng Trị đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững quê hương, đất nước

Đề cương văn hóa Việt Nam được soạn thảo năm 1943- là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ. Đề cương nêu ra ba nguyên tắc của cuộc “vận động văn hóa mới Việt Nam trong giai đoạn này” là dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Ba nguyên tắc này đã trở thành phương châm, mục tiêu hành động, là quan điểm xuyên suốt trong quá trình cách mạng và xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam.

Ảnh: nhandan.vn

 

 

Với tính chất là một bản “đề cương” ngắn gọn, ra đời trong bối cảnh đặc biệt của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trải qua 80 năm nhưng những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong Đề cương vẫn vẹn nguyên giá trị và tính thời sự sâu sắc.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, bên cạnh những chủ trương, đường lối xây dựng hệ thống chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng ta luôn luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò, vị trí của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Ngay từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ba mặt trận quan trọng của cách mạng nước ta là chính trị, kinh tế và văn hóa. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, một lần nữa khẳng định vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đó là: Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt; văn hóa-xã hội là nền tảng; quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên; gắn kết 4 lĩnh vực trên là để đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Trong bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”. Điều đó đã nói lên tầm quan trọng và vai trò đặc biệt của văn hoá đối với sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, dân tộc.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, một trong những yêu cầu bức thiết được đặt ra đối với văn hóa Việt Nam là cần hoàn thiện thể chế văn hóa đảm bảo phù hợp với điều kiện mới, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Kế thừa, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước, sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị luôn quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa, con người theo các quan điểm, chỉ đạo của Trung ương; triển khai đồng bộ các giải pháp để xây dựng, phát triển văn hóa, con người một cách toàn diện, được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh và triển khai các chỉ thị, nghị quyết như: Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”; Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW”; Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ và đưa chủ trương phát triển văn hóa phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị; củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa từ cấp tỉnh đến cơ sở, phục vụ sự nghiệp phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh; Ngành đã chủ động xây dựng và ban hành, thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp đầu tư để phát triển trên lĩnh văn hóa, khai thác và phát huy những tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa Quảng Trị nói riêng, vận dụng có hiệu quả các quy định của Nhà nước nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Triển khai phát triển hạ tầng công nghệ số hiện đại đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như xây dựng hệ thống công nghệ số về dữ liệu thống kê của Ngành Văn hoá; hoàn thiện cơ sở dữ liệu về lĩnh vực thuộc ngành quản lý đảm bảo kết nối, tích hợp đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; triển khai ứng dụng Hệ thống thông tin trên IOC trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa, các hoạt động lễ hội, các địa điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của tỉnh trở thành những sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng, có chất lượng, vừa phục vụ giáo dục truyền thống, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 500 di tích đã được xếp hạng các cấp, bao gồm 4 di tích quốc gia đặc biệt (gồm 28 điểm di tích thành phần), 20 di tích quốc gia (gồm 57 điểm di tích thành phần) và 476 di tích cấp tỉnh thuộc các loại hình di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh. Xác định tầm quan trọng của di tích lịch sử văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển, trong những năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của các Ban, Bộ, Ngành Trung Ương và các ..., đơn vị trong cả nước đã Quảng Trị luôn quan tâm, chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn. Tiêu biểu là khai thác và phát huy hiệu quả các di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị; Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải... Sở cũng đã triển khai nhiều Đề án nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa nhằm quảng bá di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu trên địa bàn, tham mưu và tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch có quy mô lớn cấp tỉnh, cấp quốc gia. Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc được giữ gìn, bảo vệ và phát huy tốt như: Chèo Cạn; Hò Như Lệ, Bài Chòi, các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào Vân Kiều-Pako...được  kết hợp với các loại hình nghệ thuật đương đại thể hiện được tính sáng tạo, độc đáo đặc trưng của nghệ thuật truyền thống phục vụ nhân dân trên địa bàn, bạn bè trong nước và quốc tế nhân các sự kiện chính trị của đất nước và sự kiện của các nước trong khu vực, đặc biệt nước bạn Lào...Công tác quản lý nhà nước được tăng cường, các thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư, đặc biệt bước đầu triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025. Đến nay, qua các đợt xét tặng, toàn tỉnh đã có 27 nghệ nhân được Chủ tịch nước quyết định phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý “Nghệ nhân ưu tú”; 01 giải thưởng Hồ Chí Minh, 02 giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật; 02 nghệ sĩ nhân dân và 09 nghệ sĩ ưu tú.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng, đạt nhiều kết quả thiết thực; môi trường, nếp sống văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực; Các chương trình, kế hoạch được ban chỉ đạo các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai với nhiều cách làm linh hoạt, vận dụng phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực, các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Phong trào xây dựng các danh hiệu văn hóa được phát động rộng khắp và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội cơ bản đúng quy định. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 98/125 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 78,4%. Có 772/800 làng, bản, khu phố có nhà văn hóa - khu thể thao, đạt tỷ lệ 96,5%; trong đó, 454/772 thôn, làng, bản, khu phố có nhà văn hóa - khu thể thao đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 58,8%.         

Để phát triển văn hóa gắn với phát triển kinh tế xã hội, việc thể chế, chính sách và nguồn lực có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, để có một hành lang pháp lý tạo bước phát triển mạnh mẽ cho văn hóa, nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc, việc đầu tiên cần quan tâm là xây dựng thể chế, cơ chế trên quan điểm "văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội". Trong bối cảnh hiện nay, việc quan tâm hoàn thiện thể chế, chính sách và đầu tư nguồn lực cho phát triển văn hóa chính là xây dựng đồng bộ thể chế để đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, con người, giải quyết các vấn đề xã hội; đặc biệt cần có sự kết hợp giữa phát triển văn hóa với phát triển du lịch để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa.

           Thời gian qua, tác động bất lợi của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội; bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đến thời cơ và nhiều thách thức đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, nhiều giải pháp quyết liệt nhằm thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” phục hồi và thúc đẩy kinh tế - xã hội; đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Đại hội XIII của Đảng đã xác định “phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần”, đây là quan điểm chỉ đạo rất cơ bản cần được triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong nhiệm vụ của các ngành, các cấp. Phát triển văn hóa là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm chung, không phải riêng của ngành văn hóa mà cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng bộ về cơ chế, chính sách, quan tâm tới các nguồn lực đảm bảo một cách phù hợp, có trọng tâm: khơi dậy tối đa các nguồn lực trong xã hội quan tâm và phát triển văn hóa, quan tâm đến thể chế, cơ chế chính sách về phát triển văn hóa, phải lấy con người làm trung tâm, cải thiện điều kiện hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, nghiên cứu có cơ chế, chính sách phù hợp với các địa phương. Qua đó, phát huy được ý thức tự giác của nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện các chế tài, quy định, quy ước xã hội, bảo đảm công bằng về cơ hội và thụ hưởng văn hóa. Khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống văn hóa giữa các vùng miền, các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các khu công nghiệp… Đồng thời là điều kiện để huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào phát triển văn hóa. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do tư nhân đầu tư, nhất là những vùng khó khăn; xây dựng các công trình văn hóa trọng điểm; tăng cường đầu tư để đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển văn hóa, con người; bố trí con người làm trong lĩnh vực văn hóa, chế độ đối với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của những người làm công tác văn hóa.

          Trong thời gian tới, tiếp tục triển khai nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng con người Quảng Trị theo yêu cầu nhiệm vụ của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước; chúng ta cần triển khai đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:

          Thứ nhất, Tiếp tục tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, quản lý về tầm quan trọng của phát triển các ngành công nghiệp văn hoá và chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn. Trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục tăng cường công tác tham mưu lãnh đạo tỉnh phát huy cao độ sức mạnh nội sinh của văn hóa góp phần xây dựng, phát triển tỉnh nhà; chỉ đạo sử dụng và phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở hiện có trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa nhằm phát triển ngày càng tốt hơn, phục vụ đáp ứng mọi sinh hoạt của người dân phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành theo kế hoạch Đề án chuyển đổi số trên lĩnh vực để triển khai và hướng đến một môi trường văn hóa số, bắt kịp xu hướng phát triển của thời kỳ Công nghệ số.  

 Thứ hai, Tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” bằng kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa, xây dựng con người trên địa bàn tỉnh phù hợp trong giai đoạn mới.

          Thứ ba, Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa theo tinh thần Nghị quyết 05/2005/NQ-CP, ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.

          Thứ tư, tham mưu, chỉ đạo thực hiện xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa; các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi, góp phần làm trong sạch môi trường văn hoá, tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội phát triển toàn diện và bền vững.

          Thứ năm, quan tâm, chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh; tài nguyên văn hóa, bản sắc văn hóa trong phát triển du lịch; làm tốt hơn nữa công tác quảng bá, xây dựng chiến lược truyền thông hướng tới xây dựng hình ảnh điểm đến giàu bản sắc văn hóa, thân thiện, hấp dẫn và an toàn; chỉ đạo tổ chức thành công các hoạt động lễ và lễ hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tham mưu xây dựng Kế hoạch tổ chức Lễ hội vì Hòa bình vào năm 2024; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phát triển văn hóa tăng cường quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người Quảng Trị, góp phần lan tỏa hơn nữa giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc với bạn bè trong nước, quốc tế, thu hút sự quan tâm của nhân dân, du khách trong và ngoài nước, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho Nhân dân.

 Thứ sáu, thường xuyên, phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Chương trình hành động số 100-CTHĐ/TU ngày 16/10/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, BCH Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết 33-NQ/TW) ngày 09/6/2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, tỉnh nhằm phát hiện các gương người tốt, việc tốt, nhân tố điển hình tiêu biểu và kịp thời, giải quyết khó khăn vướng mắc, vụ việc phức tạp. Đồng thời, tăng cường đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; nâng cao chất lượng quản lý, phát huy hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân.

 

Nguyễn Huy Hùng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lớn năm 2023

Ngày 25/4/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện lớn năm 2023 của tỉnh.

Tại cuộc họp đã triển khai Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 24/4/2023 của UBND tỉnh về Tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiện lớn năm 2023.

Theo đó, trong những tháng tới, trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra nhiều sự kiện, hoạt động lớn, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, gồm: Lễ hội Thống nhất non sông kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng miền Nam 30/4 (1975 - 2023), 51 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5 (1972 - 2023); các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam 6/6 (1973 - 2023); 55 năm ngày Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng huyện Hướng Hóa 9/7 (1968 - 2023); 465 năm Đoan Quận công Nguyễn Hoàng dựng nghiệp trên đất Quảng Trị (1558 - 2023), 410 năm ngày mất của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1613 - 2023); 50 năm chuyến thăm của Chủ tịch Cuba Fidel Castro đến vùng giải phóng Việt Nam tại Quảng Trị 16/9 (1973 - 2023); 100 năm ngày sinh Đại tướng Đoàn Khuê, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 29/10 (1923 - 2023); các hoạt động hướng đến Lễ hội Vì hòa bình năm 2024…

Thông qua việc tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiến lớn năm 2023 nhằm khơi dậy niềm tự hào về Tổ quốc và dân tộc, về mảnh đất và con người Quảng Trị; động viên mọi tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh phát huy truyền thống, tiếp tục thi đua, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách; huy động mọi tiềm năng, nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng; đồng thời, đây cũng là dịp thuận lợi, là cơ hội để quảng bá, giới thiệu cho nhân dân trong cả nước, bạn bè quốc tế hiểu sâu hơn về mảnh đất, con người, những tiềm năng và thế mạnh của quê hương Quảng Trị, kêu gọi xúc tiến đầu tư góp phần sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...

Tại cuộc họp, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương được phân công chủ trì đã báo cáo về công tác chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm nhân các ngày lễ lớn, sự kiện lớn năm 2023. Xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của các sự kiện, hoạt động, lãnh đạo các ngành, địa phương đã lên kế hoạch cụ thể; xây dựng phương án tổ chức; tìm kiếm, huy động nguồn kinh phí… đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị đã và đang diễn ra một cách khẩn trương, đúng thời gian, kế hoạch đề ra.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam nhấn mạnh về mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện lớn năm 2023, đồng thời yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan, đặc biệt là đơn vị, địa phương được phân công chủ trì cần bám sát kế hoạch 93/KH-UBND ngày 24/4/2023 của UBND tỉnh để thực hiện các phần việc được phân công về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, nhất là việc xây dựng kế hoạch, kịch bản cụ thể cho từng chương trình, sự kiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam chỉ đạo, công tác chuẩn bị cần phải thực hiện chu đáo, chặt chẽ, khoa học, cụ thể với từng kịch bản cho từng chương trình, hoạt động kỷ niệm; trong đó cần thẩm định kỹ lưỡng các sự kiện, chương trình nghệ thuật về mặt nội dung; các đơn vị, địa phương chủ động trong việc lập dự toán kinh phí, đồng thời tích cực vận động, tranh thủ nguồn lực xã hội hóa; linh hoạt, sáng tạo trong xử lý các tình huống, khó khăn, vướng mắc nảy sinh; đảm bảo việc tổ chức sự kiện, hoạt động một cách trang trọng, chu đáo, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân và để lại nhiều dấu ấn, không gây lãng phí, không làm ảnh hưởng đến môi trường; tăng cường công tác tuyên truyền để quảng bá, phổ biến thông tin các sự kiện, lễ hội rộng rãi đến người dân, du khách…

Hồng Hà - Cổng TTĐT tỉnh Quảng Trị

UBND tỉnh làm việc với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc phối hợp tổ chức Hội thảo “Vai trò, ý nghĩa và bằng chứng lịch sử của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”

Toàn cảnh buổi làm việc

Nhằm hướng tới triển khai các hoạt động kỷ niệm 50 ngày ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Cam Lộ (06/6/1973 - 06/6/2023), ngày 19/4/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã có buổi làm việc với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhằm phối hợp tổ chức Hội thảo “Vai trò, ý nghĩa và bằng chứng lịch sử của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” tại Trụ sở Học viện.

 

 

 

Dự buổi làm việc, về phía tỉnh Quảng Trị có đồng chí Hồ Đại Nam - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trường Chính trị Lê Duẩn; Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Cam Lộ.

Về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có PGS - TS Lê Văn Lợi - Phó giám đốc Học viện; PGS - TS Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng; PGS - TS Đinh Ngọc Giang - Vụ trưởng Vụ quản lý khoa học; cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo các Vụ, Viện liên quan của Học viện.

Sau khi nghe đồng chí Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu báo cáo đề xuất về việc phối hợp tổ chức Hội thảo, ý kiến gợi mở của PGS - TS Lê Văn Lợi - Phó giám đốc Học viện và ý kiến phát biểu của các thành viên dự họp, cuộc họp đã đi đến thống nhất các nội dung quan trọng:

- Nhất trí cùng phối hợp tổ chức Hội thảo “Vai trò, ý nghĩa và bằng chứng lịch sử của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” tại tỉnh Quảng Trị nhân kỷ niệm 50 ngày ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Cam Lộ.

- Chủ trì Hội thảo: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Trị.

- Quy mô: Cấp học viện.

- Số lượng bài viết: 30 - 50 bài.

- Thời gian tổ chức Hội thảo: 01 buổi (dự kiến vào sáng ngày 05 hoặc 06 tháng 6 năm 2023).

- Địa điểm: Tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

- Thành phàn tham dự Hội thảo: 200 - 300 đại biểu.

UBND tỉnh Quảng Trị chủ trì chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan chuẩn bị công tác tổ chức, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì về nội dung, chỉ đạo các Vụ, Viện liên quan chuẩn bị nội dung Hội thảo.

Hai bên thống nhất sẽ khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công việc ngay sau cuộc họp nhằm đảm bảo Hội thảo được tổ chức đúng thời gian, đạt chất lượng và có hiệu quả./.

 

 

                                                                   Phòng Quản lý di sản văn hóa

Triển lãm lưu động bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”

Thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 09/01/2023 của UBND tỉnh về công tác thông tin đối ngoại của tỉnh Quảng Trị năm 2023; Kế hoạch số 13/KH-STTTT-SVHTTDL-UBNDCL ngày 21/02/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Quảng Trị về việc tổ chức Triển lãm lưu động bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” năm 2023, sáng ngày 22 tháng 3 năm 2023, tại Nhà thiếu nhi thị xã Quảng Trị, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND thị xã Quảng Trị tổ chức khai mạc Triển lãm lưu động bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

Tham dự khai mạc triển lãm có Đồng chí Nguyễn Đăng Quang- Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh và đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh; Lãnh đạo thị ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN và các cơ quan, ban ngành thị xã Quảng Trị.

Triển lãm đã trưng bày, giới thiệu 150 bản các loại hình Thư tịch cổ, Châu bản triều Nguyễn; các bản đồ của phương Tây, của Việt Nam, của Trung Quốc, ảnh tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa.  96 bản Thư tịch cổ Việt Nam, tư liệu liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, Atlas…  là những bằng chứng vững chắc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thông qua triển lãm nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước của các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trên địa bàn thị xã Quảng Trị nói riêng, tỉnh Quảng Trị nói chung hiểu rõ về chủ quyền và các bằng chứng pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua các tư liệu lịch sử được công bố, góp phần đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái, bác bỏ những tuyên bố phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như những vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Phòng Quản lý Văn hóa và Gia đình

Phản ánh mới

Phản ánh bình thường

Đề nghị kiểm tra trường hợp xây dựng trên đất trồng lúa

Xây dựng trên đất trồng lúa tại xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong. Sau đường sau lưng trường tiểu học Triệu Thành, đang xây dựng đường, kè, đổ đất mặt bằng một diện tích rất rộng trên đất trồng lúa. Kính đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra công trình xây dựng trên đất trồng lúa như vậy có đúng quy định không? Xin cảm ơn!

11/10/2024 15:54

Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Đề xuất làm cống thoát nước đường Trần Đại Nghĩa

Rất mong UBND thành phố cũng như UBND tỉnh xem xét cho làm hệ thống cống thoát nước tại đường Trần Đại Nghĩa đoạn từ đường Đoàn Khuê đến Tôn Thất Thuyết để không ảnh hưởng đến các hộ dân trong hẻm

10/10/2024 16:47

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Đề xuất thay đèn chiếu sáng

Kính gửi UBND thị xã Quảng Trị, kính gửi phòng Đô Thị tôi xin phản ánh về hệ thống chiếu đèn tại nút đường lê duẩn giao nhau với đường nguyễn hoàng ngay trạm barie giao nhau giữa đường sắt và đường bộ, có 1 cột đèn chiếu sáng đã bị hư gần 5 tháng, dân có phản ánh lên phường nhưng vẫn chưa được giải quyết, nút giao nhau nguy hiểm nhưng hệ thống chiếu sáng không có dẫn đến 1 số tai nạn va quẹt vào buổi tối, vậy tôi xin phản ánh thông tin như trên kính mong UBND Thị Xã Quảng Trị, và phòng đô thị có phương án khắc phục vag sữa chữa gấp dùm cho khu phố, và đoạn đường đã nói trên xin chân thành cảm ơn

10/10/2024 16:46

Thị xã Quảng Trị, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Đề nghị đầu tư hệ thống thoát đường Trần Phú

Thay mặt cho các hộ dân kiệt 32 Trần Phú xin gửi đến quý cơ xem xét kiểm tra, xử lý cống nước thải của các hộ dân đường Trần Đại Nghĩa. Nước thải các hộ dân đường Trần Đại Nghĩa không có hệ thống thoát nước, hệ thống nước thải tạm thời đa phần do người dân tự làm, ống nhỏ gây tắc bể làm tràn nước thải, ô nhiễm hôi thối tràn xuống kiệt 32 Trần Phú làm mất vệ sinh trầm trọng. Đây là kiến nghị lần thứ ba vẫn chưa đc xem xét giải quyết. Kính mong các ban ngành liên qua sớm xử lý.

10/10/2024 14:49 1

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Phản ánh đồng hồ điện mất nắp gây mất an toàn

Nắp đồng hồ điện đoạn qua Kiệt 90 Lê Lợi và số nhà 05 Đường Trần Phú bị mất nắp đậy gây mất an toàn điện khi có mưa to gió lớn đã lâu rồi mà chưa thay. Kính gửi cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

09/10/2024 08:32

Phường Đông Lễ, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm