Tìm kiếm

QLCL Nông lâm sản và Thủy sản

QLCL Nông lâm sản và Thủy sản

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM

Để xử lý và cải thiện môi trường, kiểm soát dịch bệnh người nuôi tôm cần sử dụng một số loại hóa chất, thuốc kháng sinh và chế phẩm sinh học; đây đều là những nguyên liệu đắt tiền và nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ra những hậu quả xấu.

Người nuôi tôm vì thế cần hiểu bản chất, cơ chế hoạt động và các tác hại của những chất này để có thể sử dụng đúng liều, đúng cách, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng và hạn chế các tác động môi trường.

Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp trong điều kiện nhân tạo. Chúng có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm các vi sinh vật. Vì thế, kháng sinh được dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn cho cả ở người, vật nuôi và cây trồng. Nếu dựa vào cơ chế tác động, người ta có thể phân kháng sinh thành 2 nhóm: diệt khuẩn và ức chế khuẩn.

Nhóm diệt khuẩn có khả năng tiêu diệt hẳn vi khuẩn gây bệnh (như Rifamycin hay các kháng sinh thuộc nhóm Quinolones). Nhóm ức chế khuẩn chỉ chỉ kìm hãm hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt (như Erythromycin, Spiramycin, Oxytetracycline hoặc các kháng sinh thuộc nhóm Sulphonamides). Cần lưu ý, kháng sinh tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của tôm nếu được trộn vào thức ăn, khiến cho tôm chậm lớn. Hoặc chúng có thể diệt các vi khuẩn có lợi trong môi trường nếu đưa vào nước ao. Kháng sinh không diệt được virus. Vì thế, với các bệnh do virus gây ra như đốm trắng, Taura, đầu vàng, tôm còi MBV hay hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô… thì không thể sử dụng kháng sinh để phòng hoặc trị.

Chỉ có một số nhóm kháng sinh được phép sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bao gồm:

- Tetracycline (như Oxytetracycline): có tác dụng kìm hãm cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm;

- Quinolones (như Sarafloxacin): có cả tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn thuộc nhóm Gram dương;

- Macrolides (như Erythromycin): có thể dùng kết hợp với tetracycline và rifampicine;

- Sulphonamides: được dùng chung với trimethoprim hay methoprim

Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác hại như: vi khuẩn kháng thuốc khiến việc phòng trị bệnh không còn tác dụng; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng; thay đổi hệ vi sinh vật tự nhiên, gây mất cân bằng sinh thái hoặc gây hại cho các loài sinh vật tự nhiên. Ngoài ra, sản phẩm tôm nuôi nếu có dư lượng kháng sinh không được phép sử dụng sẽ bị cấm tiêu thụ và xuất khẩu.

Mỗi loại thuốc kháng sinh khác nhau có chỉ định, công dụng và cách sử dụng khác nhau, mặt khác mỗi loại thủy sản khác nhau lại có phương pháp điều trị khác nhau.

Trong những trường hợp bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để trị bệnh, người nuôi cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

- Chỉ dùng kháng sinh khi không còn cách nào khác và chỉ sử dụng cho bệnh do vi khuẩn gây ra. Chỉ dùng các loại kháng sinh được nhà nước cho phép.

- Áp dụng các nguyên tắc đúng: đúng loại, đúng bệnh, đúng cách, đúng liều, đúng lúc và đủ thời gian theo chỉ dẫn.

+ Thuốc sử dụng phải được pháp luật cho phép: Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh nằm trong danh mục được phép sử dụng. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

+ Không nên sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho vật thủy sản nuôi vì dễ làm cho vi khuẩn “nhờn thuốc” hay kháng thuốc. Chỉ dùng kháng sinh để điều trị sau khi đã xác định được mầm bệnh.

+ Chọn kháng sinh phù hợp với mục đích sử dụng: Chỉ định dùng thuốc theo phổ tác dụng. Nếu đã xác định được vật nuôi nhiễm khuẩn nào thì dùng kháng sinh theo phổ hẹp đối với vi khuẩn đó. Dùng đủ liều để đạt được nồng độ mong muốn và ổn định. Không dùng liều tăng dần.

+ Sử dụng, bảo quản thuốc đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Liều lượng, thời gian sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng thuốc kém chất lượng (hết hạn sử dụng, bảo quản không đúng cách, không rõ nguồn gốc xuất xứ). Phải bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, để cách biệt với dầu máy, hóa chất độc và thức ăn. Các loại thuốc đã mở bao gói nếu dùng chưa hết phải được cột chặt, tránh thuốc bị ẩm làm giảm chất lượng.

Kháng sinh được sử dụng để trị bệnh, không phải để phòng bệnh; phải dùng liều đủ cao ngay từ đầu để tiêu diệt hoặc ức chế khuẩn gây bệnh. Tuyệt đối không dùng liều thấp rồi mới tăng dần lên, khiến cho vi khuẩn dễ kháng thuốc. Hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn nếu kháng sinh được sử dụng đúng lúc khi mà mật độ vi khuẩn còn tương đối thấp. Không ngưng thuốc khi chưa đủ liều ngay cả khi bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm. Trong quá trình sử dụng nên kết hợp với các giải pháp khác như cải thiện điều kiện môi trường, bổ sung dinh dưỡng cho tôm… để hiệu quả được cao hơn. Dừng sử dụng 14 ngày trước khi thu hoạch.

Xử phạt nhiều trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản

Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, thời gian vừa qua Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Quảng Trị đã phối hợp với Phòng cảnh sát Kinh tế - Công an tỉnh kiểm tra đột xuất tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn. Qua kiểm tra phát hiện nhiều trường hợp vi phạm về chất lượng sản phẩm, vi phạm về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản đã chuyển hồ sơ vi phạm đề nghị Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Tại Thành phố Đông Hà, khi thực hiện kiểm tra đột xuất một số cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đã phát hiện 03 trường hợp vi phạm đó là cơ sở kinh doanh Bin Food, địa chỉ: 181 Lý Thường Kiệt, thành phố Đông Hà kinh doanh hàng hóa (thực phẩm) không rõ nguồn gốc xuất xứ bao gồm 445 kg gan lợn, cơ sở đã bị lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 08 triệu đồng, buộc tiêu huỷ toàn bộ hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ nói trên. Tại cơ sở kinh doanh của bà Trương Thị Thanh Lương, địa chỉ: phường 2, thành phố Đông Hà đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở đang kinh doanh hàng hóa (thực phẩm) quá hạn sử dụng ghi trên bao bì hàng hóa và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Cơ sở của bà Lương đã bị lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 25 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu huỷ 312 kg thực phẩm vi phạm gồm các loại như mực sim, cánh gà, sườn bò Úc, thịt ba chỉ lợn…. Còn tại cơ sở Hoàng Thị Huệ, địa chỉ: số 38 Nguyễn Huệ, TP Đông Hà đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện cơ sở đang kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa bao gồm các sản phẩm như: thịt bò Canada, há cảo, phô mai, … cơ sở đã bị lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 08 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm.

Tại thị trấn Cửa Tùng, đoàn kiểm tra phát hiện Công ty TNHH Phúc Sỹ, lĩnh vực hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy sản và sản xuất nước đá bảo quản có hành vi vi phạm. Tại thời điểm kiểm tra Công ty TNHH Phúc Sỹ không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm (vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 18 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ), Ông Phạm Văn Dũng - đại diện Công ty TNHH Phúc Sỹ đã bị lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 35 triệu đồng, buộc chuyển đổi mục đích sử dụng (làm thức ăn chăn nuôi) đối với hàng hóa đang kinh doanh tại cơ sở là 9.810 kg cá nục gai.

Cũng tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở kinh doanh do bà Lê Thị Hường làm chủ đang kinh doanh 52 kg mực sim không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cơ sở đã bị lập biên bản, chuyển hồ sơ đề nghị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 1,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm.

Trong thời gian tới, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản sẽ tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý, kiểm soát chặt chẽ các điều kiện đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản … đồng thời phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm, công khai thông tin các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định.

Xử phạt hành vi sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định

Nhằm tăng cường quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, ngày 23/5/2024, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Quảng Trị đã phối hợp với Phòng cảnh sát Kinh tế - Công an tỉnh kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn. Qua kiểm tra tại Công ty TNHH Phúc Sỹ, địa chỉ: Thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đoàn ghi nhận cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tuy nhiên không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định trong kinh doanh thủy sản và sản xuất nước đá bảo quản thuỷ sản, tại thời điểm kiểm tra cơ sở đang kinh doanh 9.810 kg cá nục gai. Đoàn kiểm tra đã niêm phong toàn bộ hàng hóa và chuyển hồ sơ đề nghị Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT xử phạt theo quy định.

Ngày 31/5/2024, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định xử phạt Công ty TNHH Phúc Sỹ, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đối với hành vi: Sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (quy định tại khoản 2, Điều 18 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ) với số tiền 35 triệu đồng, buộc chuyển đổi mục đích sử dụng (làm thức ăn chăn nuôi) đối với 9.810 kg cá nục gai đang kinh doanh tại cơ sở, ông Phạm Văn Dũng - đại diện cơ sở thừa nhận các hành vi vi phạm trên và cam kết thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các cơ sở không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 

Bên cạnh đó, trong cùng ngày Đoàn kiểm tra đã phát hiện tại hộ kinh doanh Lê Thị Hường, địa chỉ: Thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đang kinh doanh 52 kg mực sim không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, chuyển hồ sơ đề nghị Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT xử phạt với số tiền 1,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm.

Trong thời gian tới, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản tiếp phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm, công khai thông tin các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định.

                                                               

                                                 Phạm Đình Mỹ Công

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

XỬ PHẠT 45 TRIỆU ĐỒNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT CHẢ SỬ DỤNG HÀN THE

Vào lúc 04 giờ 30 phút, ngày 13/4/2024, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã tham gia phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an tỉnh và Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ Công An thành phố Đông Hà tiến hành kiểm tra về an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất chả hộ bà Nguyễn Thị Huệ tại số nhà 74, Tôn Thất Thuyết (khu phố 4, phường 5, TP Đông Hà). Tại thời điểm kiểm tra, qua công tác lấy mẫu test nhanh, lực lượng chức năng phát hiện tại cơ sở đang sản xuất, kinh doanh các loại chả và sử dụng phụ gia dùng để chế biến dương tính với hàn the bao gồm: 356,61g phụ gia tinh thể màu trắng, không mùi; 54,5 kg chả các loại (bao gồm 9,8kg chả quết heo (chưa qua nấu chín); 2,7 kg chả quết bò (chưa qua nấu chín); 03 kg chả cua (chưa qua nấu chín); 13 kg chả heo (đã được nấu chín); 19 kg chả bò (đã được nấu chín); 07kg chả da (đã được nấu chín). Kết quả phân tích tại phòng kiểm nghiệm khẳng định toàn bộ 54,5 kg sản phẩm chả có chứa hàn the và 356,61g phụ gia tinh thể màu trắng, không mùi là Hàn the (Borax). Bà Nguyễn Thị Huệ đã thừa nhận toàn bộ hành vi vi phạm. Hành vi sử dụng hàn the để sản xuất chả của bà Huệ đã vi phạm khoản 4, điều 5, nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Sau thời gian củng cố hồ sơ, căn cứ quy định pháp luật và Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số 124/2021/NĐ-Cp ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, ngày 08/5/2024, UBND thành phố Đông Hà đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1375/QĐ-UBND xử phạt bà Nguyễn Thị Huệ mức phạt tiền 45 triệu đồng; đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm 03 tháng; buộc tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm.
Do có những tác hại đối với sức khỏe con người nên Hàn the (Borax, hay được gọi là băng sa) không được Bộ Y tế đưa vào danh mục phụ gia được phép sử dụng theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.

HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO ATTP ĐỐI VỚI CƠ SỞ THU MUA THỦY SẢN

Các điều kiện mà cơ sở thu mua thủy sản (đăng ký doanh nghiệp) cần tuân thủ để đảm bảo ATTP.
1. Khu vực sản xuất: có địa điểm phù hợp quy hoạch của địa phương; có khoảng cách thích hợp với các nguồn ô nhiễm như khu dân cư, bệnh viện, nghĩa trang, khu công nghiệp…, không bị đọng nước, ngập nước.
2. Kết cấu:  vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô sản xuất thực phẩm; Nền, tường, trần/mái che được làm bằng vật liệu phù hợp, dễ làm vệ sinh và được bảo trì tốt.  
3. Trang thiết bị: Đủ trang thiết bị, được thiết kế, chế tạo phù hợp, bảo đảm an toàn thực phẩm.Các thiết bị, dụng cụ sản xuất, bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm được làm bằng vật liệu bền, dễ làm vệ sinh, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong tình trạng vệ sinh, bảo trì tốt.    
4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất được duy trì. Có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng. Có dấu hiệu để phân biệt giữa các dụng cụ. Đủ số lượng. Có nơi bảo quản; sắp xếp đúng nơi qui định. Trong tình trạng bảo trì tốt.    
5. Người trực tiếp sản xuất: khám sức khỏe định kỳ và được cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP theo quy định.  Công nhân có bảo hộ lao động và có nơi thay bảo hộ lao động. Có phương tiện rửa, khử trùng tay và có nhà vệ sinh phù hợp. Có quy định và thực hiện đúng quy định vệ sinh công nhân; Trang thiết bị vệ sinh công nhân trong tình trạng hoạt động, được bảo trì tốt.
6. Phòng ngừa động vật gây hại: Có biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại, Hệ thống thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn (phế liệu) không lây nhiễm cho sản phẩm. Rãnh thoát nước thải phải đảm bảo thoát hết nước cần thải trong hoạt động hàng ngày. 
7. Có quy định và thực hiện thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (SOP); khuyến khích cơ sở áp dụng các chương trình QLCL tiên tiến theo HACCP, ISO 22000...Có phân công người kiểm soát điều kiện vệ sinh, theo dõi sản xuất. Có quy định về làm vệ sinh khu vực sản xuất; thiết bị, dụng cụ sản xuất. Có hồ sơ ghi chép việc làm vệ sinh khu vực sản xuất, hồ sơ thực hiện chương trình quản lý chất lượng.
8. Hồ sơ truy xuất nguồn gốc: Có ghi chép, hồ sơ theo dõi nguồn nguyên liệu (thể hiện được các thông tin cơ bản như: ngày mua, tên nguyên liệu, người bán, trọng lượng , tình trạng nguyên liệu). Có ghi chép, hồ sơ theo dõi phân phối sản phẩm (thể hiện được các thông tin cơ bản như: ngày, tên sản phẩm, người mua, trọng lượng). Biện pháp xử lý khi sản phẩm có vấn đề về ATTP. 

Phản ánh mới

Phản ánh bình thường

Đề xuất lắp đèn tín hiệu để đảm bảo an toàn giao thông

Giao nhau Quốc lộ 9, Nguyễn Trung Trực, Lương Khánh Thiện quá nguy hiểm. Đề nghị các ban ngành liên quan xem xét lắp đèn tín hiệu.

17/09/2024 08:05

45 Quốc lộ 9, Phường 1, Thành phố Đông Hà, Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Công trình thi công gây ô nhiễm môi trường

Công trình làm cây cầu tại thôn An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị thi công không có che chắn rất bụi và nguy hiểm đến nhà dân xung quanh rất gần. Kính kong các ban ngành liên quan xem xét.

16/09/2024 16:04

Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Biển quảng cáo che khuất tầm nhìn gây mất an toàn

Cửa hàng mua bán xe máy của Công ty Thảo Ái, ngay cổng trường Chính Trị Lê Duẫn cắm bảng quảng cáo che khuất tầm hình cho các phương tiện từ trong trường và trong kiệt đi ra. Đề nghị CA phường Đông Lễ chấn chỉnh. Tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra

16/09/2024 15:59

Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh bình thường

Thi công ống nước có nguy cơ ảnh hưởng đến người dân

Kính gửi các cán bộ các cấp ! Tôi là người dân sinh sống tại khu vực khu phố Tây Trì. Hiện tại tuyến đường Đinh Tiên Hoàng đang được nâng cấp về đường và cống thoát nước. Tôi xin phản ánh vấn đề như sau: Tại địa điểm số nhà 122 Đinh Tiên Hoàng là nơi giao nhau giữa các cống thoát nước mà các công nhân đang thi công. Nhưng tôi thấy bất cập ở chổ điểm giao nhau đó cống nước sẽ được làm 1 đoạn ngắn đổ ra khu vực vườn chuối phía sau, tại khu vực này người dân đang trồng hoa màu, và là vùng trũng, mưa sẽ ngập sạt lỡ, nhà tôi phía sau này, và đã có hiện tượng sụp lún nứt tường. Thiết nghĩ nếu là cống dẫn nước mưa ( nhưng cán bộ có chắc chắn 100% người dân ko câu ống nước xã thải vào cống ko? ) nên về lâu về dài sẽ ô nhiễm bốc mùi các hộ dân phía sau và vào mùa mưa, lượng nước chảy rất mạnh từ trên xuống rất nguy hiểm. Vậy tôi xin phản ánh về việc àm cống “ nữa chừng” cho xong việc mà tôi nhận thấy bất cấp tại đây. Tôi hi vọng nhận được câu trả lời thoả đáng và làm tới nơi tới chốn cái cống này ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn. Trân trọng./

13/09/2024 09:13

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh bình thường

Chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Nhà ông Sơn bà Hà đối diện số nhà 82/13 Hoàng Diệu,  Đông Giang, tp Đông Hà. Nay ông kinh doanh thực phẩm, nuôi gia súc như gà chó gây ô nhiễm môi trường của nhiều hộ quanh. Trước báo phường có lên xử lý không dứt khoát, nay hôi quá dân xin báo với lãnh đạo yêu cầu cán bộ môi trường xữ lý triệt để cho dân không ảnh hưởng môi trường. Xin cảm ơn.

13/09/2024 09:09

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm