Tìm kiếm

Chăn nuôi và Thú y

Chăn nuôi và Thú y

Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống đói rét và dịch bệnh bảo đảm bảo an toàn cho vật nuôi mùa mưa bão

       Theo Cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương dự báo, năm 2022, tuy bão và áp thấp nhiệt đới ít hơn trung bình nhiều năm nhưng nguy cơ xảy ra các hiện tượng thiên tai cực đoan, bất thường, trái quy luật sẽ diễn biến rất phức tạp; đặc biệt, tổng lượng mưa cao hơn mức trung bình dự kiến sẽ gây ngập, do tác động của biến đổi khí hậu, nền nhiệt năm nay có xu hướng thấp hơn năm trước từ 0,5-1oC, có thể xảy ra nhiều đợt rét đậm, rét hại làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất chăn nuôi. Để chủ động triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho đàn vật nuôi mùa mưa bão, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn các biện pháp phòng, chống đói rét và dịch bệnh bảo đảm bảo an toàn cho vật nuôi mùa mưa bão:

Chủ động hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đói rét và dịch bệnh đảm bảo an toàn cho vật nuôi mùa mưa bão với những nội dung chủ yếu sau:

a. Trước khi mưa bão, lũ lụt.

- Tích cực chăm sóc đàn vật nuôi để tăng khả năng chống chịu đối với tác động do thay đổi lớn về thời tiết.

- Với những ngày mưa rét: Không được thả rông vật nuôi, nuôi nhốt vật nuôi trong chuồng kín gió, nền chuồng khô ráo; có giải pháp giữ ấm cho vật nuôi như sưởi ấm vào ban đêm, mặc áo chống rét bằng bao tải, áo rơm hoặc chăn cũ,... để giữ ấm cho vật nuôi vào những ngày nhiệt độ xuống thấp. Không cọ rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 150C.

- Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt:

+ Không làm chuồng trại chăn nuôi gần bờ sông để tránh sạt lở đất; cần chủ động nâng cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ, lụt, kiểm tra và giằng chống chuồng trại đảm bảo độ vững chắc nhằm đề phòng bão, lũ; 

+ Chủ động cải tạo, gia cố, che chắn, đảm bảo chuồng trại đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt nền chuồng; 

+ Tăng cường sưởi ấm cho vật nuôi bằng các biện pháp như thắp bóng điện công suất lớn, ủ trấu, đốt lửa, làm chuồng úm cho gia súc non theo mẹ trong những ngày rét đậm, rét hại;

+ Làm sàn kê cao và căn cứ vào số lượng, loại vật nuôi, lượng thức ăn tiêu thụ/ngày để lập kế hoạch dự trữ thức ăn đầy đủ tối thiểu 15 ngày cho vật nuôi; 

+ Nước uống: dự trữ nước sạch, tu sửa máy bơm, hệ thống dẫn nước đảm bảo nguồn cung dự phòng kịp thời;

+ Kiểm tra, khai thông hệ thống thoát nước của khu vực chuồng trại như hệ thống thoát nước thải, nước mưa, nơi chứa chất thải rắn, nhằm hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt; 

- Đối với những vùng bị ngập lụt.

+ Kiểm đếm đánh giá hiện trạng vật nuôi, xuất bán kịp thời khi đến tuổi, đủ trọng lượng xuất bán; hướng dẫn giảm đàn vật nuôi tại những nơi có nguy cơ (bán, giết mổ… gia súc, gia cầm thịt và gia cầm con; loại thải gia súc, gia cầm sinh sản kém phẩm chất, già yếu) trước khi lụt bão xảy ra; 

+ Những nơi có nguy cơ sạt lở đất, lũ, lụt kéo dài, cần chuẩn bị phương án di dời đàn vật nuôi đến những nơi an toàn, trên những vùng đất cao, làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống; bố trí máy phát điện để cung cấp kịp thời khi mất điện lưới cho các lò ấp trứng giống, đảm bảo có con giống chất lượng để tái đàn; Chuẩn bị vật tư để làm lán trại di dời vật nuôi ra khỏi vùng nguy cơ và có phương án phòng chống đói rét; 

+ Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và nâng cao chất lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi để tăng sức đề kháng; chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của cán bộ thú y tại địa phương;

+ Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như: hố ủ 

phân, bể lắng, công trình khí sinh học (biogas); 

+ Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi: vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi; định kỳ phun sát trùng trong và ngoài chuồng 

nuôi để phòng bệnh. 

b. Trong mưa bão, lũ lụt.

- Thường xuyên theo dõi thời tiết, kiểm tra chuồng trại, điều kiện chăn nuôi và sức khỏe đàn vật nuôi để có phương án chăm sóc, hỗ trợ và di dời nếu cần thiết. 

- Di dời đàn vật nuôi đến vị trí không bị úng ngập bằng các phương tiện vận chuyển nhưng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối đến tính mạng cho con người và sức khỏe của vật nuôi. 

- Không tập trung vật nuôi trên đường giao thông gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường. 

- Làm nhà tạm cho vật nuôi: làm lều bạt, lán trại và có phương án kiểm soát vật nuôi; có giải pháp giữ ấm cho đàn vật nuôi trong điều kiện thời tiết mưa, lạnh kéo dài. 

- Công tác phòng chống dịch bệnh: 

+ Thực hiện tốt khâu chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ làm tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu cho vật nuôi; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh sẽ làm giảm nguy cơ lây lan và bùng phát các dịch bệnh  nguy hiểm trên đàn vật nuôi; nước rút đến đâu, dọn vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh đến đó; 

+ Đối với những vật nuôi có nhu cầu vận chuyển từ nơi này qua nơi khác, cần thực hiện tốt quy trình vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh; 

+ Đối với xác vật nuôi chết: Phương pháp hiệu quả nhất là đốt xác vật chết, phun thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc sát trùng hoặc tưới dầu hỏa lên xác vật chết, chống các loài ăn thịt và côn trùng xâm nhập, đợi khi nước rút thì đem chôn lấp. 

c. Sau mưa bão, lũ lụt.

 Sau lũ lụt, khi nước rút cần quét dọn, vệ sinh chuồng trại, bãi chăn, thu gom rác thải… rồi tiến hành phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong nền chuồng và bãi chăn thả. Nhanh chóng đưa gia súc, gia cầm vào chuồng khô và ấm. Thay hoặc bổ sung đệm lót khô cho vật nuôi. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa cho vật nuôi.

Công tác kiểm dịch vận chuyển,kiểm soát giết mổ và kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y trên đại bàn trong tháng 9/2022

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 453 hồ sơ kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. Kiểm dịch được 3.045 con trâu bò, trong đó có 2.537 con bò nhập khẩu và 508 con trâu, bò nuôi trên địa bàn tỉnh; 14.015 con lợn thịt, trong đó có  123 con từ tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình vận chuyển về điểm trung chuyển của Công ty CP tại thành phố Đông Hà và 13.892 con lợn được nuôi trên địa bàn tỉnh; 71.550 con gia cầm; 3.141 con chó; 2.059 con dê; 430 con lợn sữa và 19.700 kg sản phẩm động vật.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ 14.460 con lợn thịt; 1.321 con trâu bò; 136 con dê và 29.460 con gia cầm.

Công tác sản xuất chăn nuôi trong tháng 10 năm 2022

Sản xuất chăn nuôi đang khôi phục và phát triển, nhiều dự án chăn nuôi bắt đầu đi vào hoạt động là động lực cho ngành chăn nuôi phát triển trong thời gian tới.

Giá thịt lợn hơi xuất chuồng dao động từ 60.000-65.000 đ/kg nên có sự thuận lợi hơn trong công tác tăng đàn, tái đàn lợn của người chăn nuôi . 

- Tình hình sản xuất chăn nuôi trong tháng 10: Chăn nuôi phát triển ổn định, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 4.500 tấn (lũy kế đến tháng 10 ước đạt 45.500 tấn).

- Tổng đàn gia súc gia cầm:

+ Đàn trâu: 20.730 con;

+ Đàn bò: 56.850 con;

+ Đàn gia cầm: 3.797.000 con;

+ Đàn lợn: 187.500 con (trong đó đàn lợn nái ước tính 32.400 con).

Công tác Kiểm dịch vận chuyển, Kiểm soát giết mổ, Kiểm tra vệ sinh thú y trong tháng 8/2022

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 394 hồ sơ kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. Kiểm dịch được 2.249 con trâu bò, trong đó có 1.798 con bò nhập khẩu và 451 con trâu, bò nuôi trên địa bàn tỉnh; 11.340 con lợn thịt, trong đó có  141 con từ tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình vận chuyển về điểm trung chuyển của Công ty CP tại thành phố Đông Hà và 11.199 con lợn được nuôi trên địa bàn tỉnh; 79.800 con gia cầm; 3.778 con chó, 1.802 con dê và 80 con lợn sữa.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ 14.660 con lợn thịt; 1.264 con trâu bò; 80 con dê và 25.790 con gia cầm.

Công tác Kiểm dịch vận chuyển, Kiểm soát giết mổ, Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y trong tháng 7

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 351 hồ sơ kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. Kiểm dịch được 2/747 con trâu bò, trong đó có 1.918 con bò nhập khẩu và 829 con trâu, bò nuôi trên địa bàn tỉnh; 10.223 con lợn thịt, trong đó có  3.723 con từ tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình vận chuyển về điểm trung chuyển của Công ty CP tại thành phố Đông Hà và 6.500 con lợn được nuôi trên địa bàn tỉnh; 72.500 con gia cầm; 3.655 con chó, 1.594 con dê và 17.000 kg SPĐV.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ 14.690 con lợn thịt; 1.305 con trâu bò; 64 con dê và 25.060 con gia cầm.

Công tác kiểm dịch vận chuyển và công tác kiểm doát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y trong tháng 06/2022

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 474 hồ sơ kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. Kiểm dịch được 7.611 con trâu bò, trong đó có 2.758 con bò nhập khẩu và 4.853 con trâu, bò nuôi trên địa bàn tỉnh; 6.466 con lợn thịt, trong đó có  1.476 con từ tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình vận chuyển về điểm trung chuyển của Công ty CP tại thành phố Đông Hà và 4.990 con lợn được nuôi trên địa bàn tỉnh; 29.650 con gia cầm; 2.461 con chó, 3.839 con dê và 13.000 kg SPĐV.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ 15.246 con lợn thịt; 1.278 con trâu bò; 60 con dê và 37.340 con gia cầm.

Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam

Số liệu công tác Kiểm dịch vận chuyển, Kiểm soát giết mổ và Kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong tháng 5/2022

Số liệu công tác  Kiểm dịch vận chuyển, Kiểm soát giết mổ và Kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong tháng 5/2022 như sau:

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 369 hồ sơ kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. Kiểm dịch được 2.552 con trâu bò, trong đó có 1.945 con bò nhập khẩu và 607 con trâu, bò nuôi trên địa bàn tỉnh; 13.313 con lợn thịt, trong đó có  9.203 con từ tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình vận chuyển về điểm trung chuyển của Công ty CP tại thành phố Đông Hà và 4.110 con lợn được nuôi trên địa bàn tỉnh; 32.400 con gia cầm; 2.000 con chó, 3.159 con dê và 17.000 kg SPĐV.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ 15.138 con lợn thịt; 1.225 con trâu bò; 55 con dê và 29.630 con gia cầm.

Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam

HƯỚNG DẪN Thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi năm 2022

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong thời gian tới nắng nóng sẽ gay gắt và có thể kéo dài. Cùng với nắng nóng có thể xuất  hiện mưa giông đột ngột, làm cho các yếu tố môi trường thay đổi khó lường gây bất lợi cho sinh trưởng, phát triển của vật nuôi. Để kịp thời ứng phó với các hiện tượng bất thường của thời tiết, hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực đối với đàn vật nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng, chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi và thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất về chăn nuôi như sau:

1. Đối với chuồng trại chăn nuôi

- Chọn nơi cao ráo và làm chuồng cao hơn mặt đất xung quanh khoảng 30 - 40cm, có thể là dưới bóng của cây to hoặc trồng cây xanh xung quanh chuồng.

- Hướng chuồng theo hướng Đông, Nam, tốt nhất là hướng Đông Nam.

- Mái chuồng: Nên lợp bằng mái ngói, fibro xi măng hoặc mái lá, thiết kế mái chuồng để lưu thông không khí tốt hơn, mái hiên cách mặt đất tối thiểu 2m.

- Nền chuồng: Có độ dốc 1-2% để tránh đọng nước. Có hố chứa phân (để giảm sức nóng do phân bốc lên).

- Có rèm che xung quanh để những ngày nắng nóng mở lên nhằm thoát nhiệt.

- Có hệ thống cửa để thông gió, nếu có điều kiện nên bố trí quạt thông gió, lắp đặt hệ thống phun sương trong thời điểm nắng nóng.

- Trồng cây xung quanh khu vực chuồng nuôi tạo bóng mát.

2. Mật độ chăn nuôi: Giảm bớt mật độ nuôi nhốt.

- Đối với lợn:  Mật độ nuôi nhốt đối với nái 2-3 m2/con, lợn thịt là 1 m2/con.

- Đối với trâu, bò thịt là 4-5 m2/con.

- Đối với dê là 1,8-2 m2/con.

- Đối với gia cầm: Gà úm: 50 - 60 con/m2, gà trên 30 ngày tuổi: 5-7 con/m2; Đối với gà sinh sản: gà mái: 5 - 6 con/m2, gà trống: 3 - 4 con/m2, gà mái đẻ: 5 con/m2. Nếu nóng quá có thể thả ra vườn, gốc cây quanh chuồng. Đối với gà đẻ, nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt năng lượng trong khẩu phần thức ăn, cho ăn thêm rau xanh.

3. Về chăm sóc nuôi dưỡng

- Thức ăn đảm bảo chất lượng không ôi thiu, mốc, thối, không nhiễm bẩn. Cân đối khẩu phần thức ăn cho từng đối tượng, giai đoạn phát triển, khai thác của từng loại vật nuôi, nhất là bổ sung nhiều thức ăn rau xanh như rau, cỏ tươi, củ, quả ... và các loại vitamin, glucoza, chất điện giải .... Sử dụng thức ăn hỗn hợp đảm bảo chất lượng đáng tin cậy do các hãng thức ăn có uy tín sản xuất. Cho ăn thức ăn dễ tiêu, nên cho thức ăn tinh vào sáng sớm và chiều tối.

- Đảm bảo đủ nước sạch, mát và thường xuyên cho vật nuôi uống và dễ dàng tiếp cận.

- Vào những ngày nắng nóng nên tắm chải cho gia súc 2-3 lần/ngày để làm giảm nhiệt cho cơ thể.

- Thời gian chăn thả gia súc: Buổi sáng từ 6-9 giờ; buổi chiều chăn thả muộn từ 16-18 giờ. Không chăn thả gia súc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài; nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, nắng gắt nên nhốt gia súc và cho ăn tại chuồng hoặc buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát.

- Không để gia súc làm việc nặng hay làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Đối với trâu, bò cày: buổi sáng đi làm sớm về sớm và buổi chiều đi làm muộn, về muộn.

- Sau những đợt nắng nóng kéo dài, đàn gia súc, gia cầm thường mệt mỏi, sức đề kháng giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh, giảm lượng sữa, trứng… vì vậy cần có phương án bổ sung kịp thời các vitamin, chất dinh dưỡng ... nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Tăng cường chăm sóc gia súc non do khi thời tiết nắng nóng sức đề kháng của chúng thấp hơn so với các con trưởng thành.

4. Về công tác vệ sinh thú y

- Hàng ngày vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Định kỳ tẩy uế chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và phun thuốc sát trùng khu vực xung quanh chuồng nuôi từ 1-2 lần/tuần bằng các loại hóa chất như: Iodine 10 %, Benkocid, Chloramin,....

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y như: Lở mồm long móng gia súc; Viêm da nổi cục trâu bò; Dịch tả lợn; Tụ huyết trùng trâu bò, lợn, gia cầm; Phó thương hàn lợn; Cúm gia cầm; Niu-cát-xơn; Gum-bô-rô; Dịch tả vịt,...

- Định kỳ tẩy ký sinh trùng cho vật nuôi, đồng thời thực hiện các biện pháp diệt chuột và các loại côn trùng như: gián, ve, bét, ruồi, muỗi, mòng, ...

Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế và Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố, thị xã quan tâm hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt biện pháp phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi trên địa bàn. Trong trường hợp xảy ra thiệt hại vật nuôi do thiên tai nhanh chóng tổng hợp và kịp thời báo cáo chính quyền địa phương để hỗ trợ cho người chăn nuôi theo Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 25/10/2017 của UBND tỉnh về việc Quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị./.

Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam

Tình hình sản xuất chăn nuôi trong tháng 05

Giá xăng dầu liên tiếp lập đỉnh, phá kỷ lục trong những tháng gần đây khiến giá nguyên liệu đầu vào của nhiều lĩnh vực sản xuất, từ thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng đến cước vận tải… đều biến động, có xu hướng tăng mạnh, khiến người tiêu dùng lo lắng, đặc biệt là khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trong khi đó giá thịt lợn hơi xuất chuồng chỉ dao động từ 55.000-57.000 đ/kg khiến công tác tăng đàn, tái đàn lợn của người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

Tình hình sản xuất chăn nuôi trong tháng 5 nhìn chung  phát triển ổn định, tổng đàn gia súc, gia cầm ước tính:

+ Đàn trâu: 19.956 con, giảm 8,27% so với cùng kỳ năm 2021;

+ Đàn bò: 55.616 con, tăng 0,26% so với cùng kỳ năm 2021;

+ Đàn gia cầm: 3.630.000 con, giảm 0,11% so với cùng kỳ năm 2021;

+ Đàn lợn: 177.100 con, tăng 10,49% so với cùng kỳ năm 2021;

 (trong đó đàn lợn nái ước tính 29.000 con).

Tình hình dịch bệnh động vật xảy ra trên đại bàn tỉnh Quảng Trị từ ngày 17/4/2022-17/5/2022

Tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ 17/4/2022-17/5/2022

1. Dịch tả lợn Châu Phi: 

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn cơ bản được kiểm soát, trong tháng chỉ xảy ra ở 5 hộ, 2 thôn, tại 02 xã của  huyện Triệu Phong, với tổng số 19 con (5 nái, 14 lợn sữa) bị bệnh, chết buộc chôn hủy, trọng lượng tiêu hủy 1.057 kg (nái: 1.017 kg, lợn sữa: 40 kg).

Đến nay, trên địa bàn tỉnh còn  xã Triệu Vân của  huyện Triệu Phong, có bệnh DTLCP chưa qua 21 ngày.

2. Các dịch bệnh khác:

Theo báo cáo của Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã, thành phố có 15 con trâu, bò mắc bệnh THT trâu, 56 con lợn mắc bệnh THT lợn (chết 9), 37 con lợn mắc bệnh PTH lợn (chết 7), 164 con lợn mắc bệnh tiêu chảy (chết 9),15 con lợn mắc bệnh E.Coli sưng phù đầu (chết 5) .

3. Dịch bệnh thuỷ sản:

Trong tháng, dịch bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi đã xảy ra tại địa bàn 02 xã (Vĩnh Sơn, Triệu Phước) ở 02 huyện (Vĩnh Linh, Triệu Phong)  của 18 hộ dân với tổng diện tích bị bệnh 9,28 ha. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã kịp thời cấp 3.678 kg hóa chất từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ dập dịch góp phần ngăn chặn và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Phản ánh mới

Phản ánh bình thường

Phản ánh liên quan đến quy hoạch tuyến đường

Năm 2022, người dân chúng tôi nộp đấu giá đất của Trung tâm quỹ đất tỉnh đem ra đấu. Trong sơ đồ thì đường giao thông 15,5m nhưng đã gần 3 năm qua đường chỉ được 2,5m. Vì vậy chúng tôi xin kiến nghị để các cơ quan xem xét giải quyết quyền lợi cho chúng tôi. Đoạn đường phản ánh: Đoạn đường từ đường Đại Cồ Việt ra đường Điện Biên Phủ, thành phố Đông Hà

17/05/2024 17:50

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh bình thường

Vị trí cống thoát nước gây mất an toàn

Miệng cống thoát nước nằm ngay chính giữa đường hẻm dân sinh. Gây khó khăn và nguy hiểm cho các phương tiện đi lại. Đặc biệt là hướng đi từ đường hẻm ra đường chính vì khuất tầm nhìn không thấy miệng hố. Có nhiều trường hợp lao ra vị trí miệng cống gây té ngã. Đề nghị di chuyển miệng cống thoát nước đến vị trí phù hợp hơn tránh bố trí giữa tim đường nhánh. Địa chỉ: kiệt số 10 đường Võ Nguyên Giáp, khu phố 3 thị trấn Gio Linh

16/05/2024 14:06

Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Tuyến đường bị rào chắn không rõ lí do

Đề nghị xử lý trường hợp  đường Trường Chinh, Đoạn bể bơi Tổng hợp đến Trường Phan Đình Phùng, bị rào không rõ lý do? Kính mong các đơn vị liên quan xem xét 

14/05/2024 10:10

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh bình thường

Đề xuất đưa hệ thống dây điện,cáp ra khỏi khu vực nhà dân

Đề nghị các ban ngành liên quan xem xét di dời đường dây điện và đường dây cáp mạng viễn thông ra ngoài đất nhà dân, địa chỉ: đường Trần Nguyên Hãn, khu phố 2, Đông Giang, Đông Hà.

13/05/2024 15:09

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Đèn chiếu sáng bị hỏng gây mất an toàn

Phản ánh lần 1 là ngày 8/2/2024. Phản ánh lần 2 là ngày 11/3/2024. Như vậy là đã hơn 2 tháng trôi qua kể từ lần phản ánh đầu tiên về việc các bóng đèn chiếu sáng đường Thuận Châu hư hỏng, không chiếu sáng. Tuy nhiên đến nay đơn vị chủ đầu tư thi công vẫn chưa khắc phục hư hỏng này. Qua đây nhận thấy vai trò chức năng chỉ đạo quản lý của Quý cấp còn chưa quyết liệt. Kính đề nghị Quý cơ quan chức năng chỉ đạo khắc phục vấn đề trên.

10/05/2024 15:16

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm