Tìm kiếm

Chăn nuôi và Thú y

Chăn nuôi và Thú y

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tiêm phòng trên địa bàn huyện Gio Linh

Tiêm phòng cho đàn vật nuôi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Hằng năm, công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi được tổ chức thường xuyên, định kỳ chia làm 2 vụ: Vụ Xuân bắt đầu từ tháng 3 và vụ Thu bắt đầu từ tháng 8. Hiện nay, chăn nuôi trên địa bàn huyện Gio Linh chủ yếu là quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, manh mún. Toàn huyện có khoảng 10.444 con trâu, bò; 23.832 con lợn; trên 469 nghìn con gia cầm…

Một số hình ảnh tiêm phòng của nhân viên thú y tại địa phương

Thực hiện Kế hoạch số 351/KH-SNN ngày 20/02/2023 của Sở NN&PTNT, Kế hoạch số 37/ KH-UBND ngày 22/02/2023 của UBND huyện Gio Linh về việc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2023. Theo đó, toàn huyện Gio Linh đã tiến hành triển khai tiêm phòng vụ Xuân 2023. Số liệu tính đến ngày 31/7/2023, huyện Gio Linh  đã tiêm phòng vụ Xuân được Vắc xin LMLM tiêm: 5.025/8.650 liều KH, đạt 58,1%; vắc xin VDNC: tiêm được 3225/6850 liều KH, đạt 37%; vắc xin tam liên: tiêm được 9.978/19.200 liều KH, đạt 51,97%; vắc xin Dại: 2.828/4.466, đạt 63,32% tổng đàn; Vắc xin cúm gia cầm: tiêm được: 55.600liều/130.000 liều KH, đạt 42,77%. Hiện toàn huyện đang gấp rút tiêm phòng kết thúc vụ Xuân trước 15/8/2023.  Tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin nói chung đạt thấp, chưa có mũi tiêm nào đạt yêu cầu kế hoạch đề ra.

Nguyên nhân dẫn đến kết quả tiêm phòng cho đàn vật nuôi đạt thấp:

- Nguồn vắc xin đối ứng của huyện chậm so với kế hoạch tiêm phòng của huyện do vướng mắc trong khâu đấu thầu. Vắc xin nguồn huyện cấp chậm so với kế hoạch. Mặt khác việc cung cấp vắc xin không đồng bộ, kịp thời trong lúc nhân lực thiếu dẫn đến hiệu quả tổ chức tiêm phòng bị ảnh hưởng, kết quả thấp.

- Tập quán chăn nuôi trâu bò của một số địa phương có tổng đàn chăn nuôi trâu bò lớn của huyện như Linh Trường, Hải Thái (chăn nuôi trâu bò thả rong ở trong rừng), Gio Mai, Gio Mỹ, Gio Hải (chăn nuôi trâu bò theo kiều giữ phiên), nuôi tận dụng( đối với lợn và gia cầm) còn phổ biến đã gây khó khăn trong việc triển khai, làm chậm tiến độ tiêm phòng, dẫn đến tỷ lệ tiêm phòng thấp.

- Một số xã, thị trấn chưa thực sự quan tâm đến công tác tiêm phòng, “khoán trắng” cho nhân viên thú y, mặc dù vẫn có ban hành kế hoạch và giao việc cho các thành viên, bộ phận tham gia nhưng chưa kiểm tra quá trình tham gia của các thành viên được phân công. Chưa quan tâm quản lý chặt chẽ các hộ chăn nuôi trang trại cũng như chưa quản lý công tác tiêm phòng của nhóm đối tượng này nên chưa thể giám sát, thống kê số liệu tiêm phòng thực tế tại các địa phương nhất là đối với vắc xin lợn và cúm gia cầm. Người dân chưa hợp tác với cơ quan chức năng trong việc tổ chức tiêm phòng.

- Do thiếu nhân lực,  một số địa phương đã thực hiện việc thuê thêm người tiêm phòng để hỗ trợ NVTY tổ chức tiêm phòng. Giải pháp này có hiệu quả nhưng không có tính bền vững do người được hợp đồng trách nhiệm không cao. Ngoài ra các địa phương còn gặp khó khăn trong việc hợp đồng thuê và thủ tục thanh toán. Các quy định về mặt tài chính không phù hợp với giá cả thị trường nên một số trường hợp không thuê được nhân lực.

- Đội ngũ thú y mỏng, địa bàn hoạt động và khối lượng công việc nhiều. Chế độ BHXH và BHYT cho nhân viên thú y xã, thị trấn chưa có nên chưa thể động viên được đội ngũ này hoạt động nhiệt tình trong công việc. Một số địa phương NVTY bị ốm hoặc bị tai nạn đột xuất dẫn đến công tác tiêm phòng bị ngừng trệ, kế hoạch tiêm phòng không được thực hiện đúng tiến độ làm ảnh hưởng đến kết quả.

Để công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Chuẩn bị đầy đủ các loại vắc xin trước khi bước vào vụ tiêm phòng. Nên mở chung gói đấu thầu chung  mua các loại vắc xin chương trình (lở mồm long móng, cúm gia cầm, viêm da nổi cục) để việc cung ứng vắc xin được kịp thời và không bị gián đoạn.

- Chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện việc tiêm vắc xin đến các hộ chăn nuôi, thường xuyên thông tin trên hệ thống loa truyền thanh về lợi ích tiêm phòng, lịch tiêm phòng, các loại vắc xin cần tiêm theo quy định, trong đó thông báo rõ vắc xin được nhà nước hỗ trợ như CGC, LMLM gia súc, Dại (đối với vùng sâu vùng xa), VDNC trâu bò. Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, qua các buổi họp để phổ biến, tờ rơi, tuyên truyền qua đài phát thanh phường trong đợt tiêm ngày 2 lần, thành lập tổ truyên truyền lưu động để tiêm phòng, tiêm đến đâu thì tuyên truyền đến đó.

- Chính quyền các địa phương, nhất là lãnh đạo cấp xã phải thực sự quan tâm chỉ đạo bộ phận chuyên môn, các đoàn thể và người dân nghiêm túc tổ chức thực hiện tiêm phòng cho đàn vật nuôi, phải coi việc tiêm vắc xin để đạt tỷ lệ miễn dịch bảo hộ cao là rất cần thiết. Có chế tài xử nghiêm những chủ hộ khôg chấp hành việc tiêm vắc xin theo quy định. Thường xuyên rà soát tổng đàn vật nuôi, diện phải tiêm phòng sát với thực tế. Thành lập đội kiểm tra lưu động để tăng cường kiểm tra công tác tiêm phòng tới các hộ dân, khắc phục ngay những thiếu sót trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng công tác tiêm phòng. 

- Xem xét chế độ BHXH, BHYT cho nhân viên thú y các xã, thị trấn để họ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với nghề.Về lâu dài, cần xây dựng phương án bổ sung thêm nhân viên thú y tại các địa phương có số hộ chăn nuôi nhiều, địa bàn rộng. Hoặc bố trí số lượng thú y cơ sở dựa trên diện tích và số hộ chăn nuôi.Tổ chức tập huấn cho đội ngũ nhân viên thú y xã về kỹ thuật sử dụng vắc xin (đặc tính của từng vắc xin, cách bảo quản vắc xin, đối tượng tiêm phòng, cách tiêm…

Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm là bước vô cùng quan trọng trong quá trình phòng chống dịch bệnh cần được các cấp chính quyền quan tâm. Trong bối cảnh nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên động vật, việc tạo được miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm là rất cần thiết, đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững, góp phần ổn định kinh tế cho người chăn nuôi./.

TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHĂN NUÔI VÀ TRAO TẶNG TỦ THUỐC THÚ Y HỖ TRỢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ MÒ Ó, HUYỆN ĐAKRÔNG

 Thực hiện Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh về việc phân công địa bàn đỡ đầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025; Dự toán số 35/CNTY-HCTH ngày 03/2/2023 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y về Dự toán Chi NSNN năm 2023 kinh phí không tự chủ. Ngày 01/8/2023, tại UBND xã Mò Ó, huyện Đakrông, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức bàn giao dụng cụ, vắc xin, thuốc thú y phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi cho xã; Đồng thời Chi cục đã tổ chức tập huấn hướng dẫn chăn nuôi cho bà con nông dân tại xã Mò Ó, huyện Đakrông.

Hình 1: Chi cục Chăn nuôi và Thú y bàn giao tủ thuốc thú y

Đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y, ông Đào Văn An- Phó Chi cục Trưởng cùng đoàn Chi cục đã bàn giao 01 tủ đựng thuốc thú y, 01 tủ lạnh và một số loại vắc xin, thuốc thú y cho UBND xã Mò Ó. Đại diện UBND xã Mò Ó, ông  Hồ Văn Do- Chủ tịch UBND xã đã tiếp nhận và cam kết bảo quản, sử dụng đảm bảo đúng kỹ thuật để phục vụ tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi tại địa bàn xã.

Mong muốn tủ thuốc được mở ra tại xã sẽ nâng cao ý thức của người dân về việc tiêm phòng cho  đàn gia súc, gia cầm, cũng như giúp bà con nông dân biết đến các loại thuốc điều trị một số bệnh trên đàn vật nuôi, giúp bà con yên tâm phát triển chăn nuôi đảm bảo đời sống người dân ngày một tốt hơn.

Hình 2: Bà con xã Mò Ó tham dự buổi tập huấn kỹ thuật chăn nuôi

Để bà con nông dân có thêm những kiến thức về chăn nuôi và cách phòng trị bệnh trên đàn vật nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức tập huấn cho hơn 30 hộ nông dân trên địa bàn xã. Tại buổi tập huấn bà con đã được cung cấp những kiến thức về chăn nuôi gà, dê như: hướng dẫn quy trình chăn nuôi gà thả vườn, cách xây dựng hệ thống chuồng trại, hướng dẫn chọn giống, thức ăn chăn nuôi cho gà; hướng dẫn quy trình chăn nuôi dê thịt, dê sinh sản…Bên cạnh đó, bà con nông dân còn được hướng dẫn về các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, hướng dẫn việc tiêm phòng vắc xin chủ động phòng bệnh trong chăn nuôi; đồng thời tại buổi tập huấn, cán bộ Chi cục đã giới thiệu đến bà con một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi và cách điều trị…

Qua buổi tập huấn đã giúp cho bà con có thêm kiến thức để nâng cao hiệu quả trong việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống gia đình.

Số liệu Kiểm dịch, Kiểm soát giết mổ tháng 7/2023

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 293 hồ sơ (291 hồ sơ động vật, 02 hồ sơ SPĐV). Kiểm dịch được 448 con trâu bò; 15.880 con lợn thịt; 60.930 con gia cầm; 4.078 con dê; 401 con chó; 30 con ngựa và 23.000 kg SPĐV.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ được 15.019 con lợn thịt; 1.440 con trâu bò; 335 con dê và 28.320 con gia cầm.

Quảng Trị đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hiện đại, bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái

Phát triển chăn nuôi hiện đại, bền vững theo hướng sinh thái, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hướng đến mục tiêu “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” đó là định hướng quan trọng đặt ra trong phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2020-2030.

Những năm qua, bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ tỉnh, các Nghị quyết HĐND Tỉnh cùng với những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư, chỉ đạo của các cấp từ Trung ương đến địa phương, sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng về số lượng và chất lượng, phương thức chăn nuôi ngày càng đi dần vào hướng tập trung, công nghiệp gắn với đảm bảo vệ sinh môi trường, sinh thái và an toàn thực phẩm; giá trị kinh tế ngành chăn nuôi trong tổng giá trị ngành nông nghiệp ngày càng được nâng cao. Một số chỉ tiêu đến cuối năm 2022 đã đạt và vượt so với mục tiêu đến năm 2025. Cụ thể như sau: Tổng đàn lợn 204.500 con (đạt 84,16% mục tiêu đến năm 2025); tổng đàn gia cầm 3,85 triệu con (đạt 110,23% mục tiêu đến năm 2025); tổng đàn trâu 20.521 con; tổng đàn bò 55.980 con, tỷ lệ bò lai Zebu 69,68% (đạt 99,54% mục tiêu đến năm 2025). Tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 56.306 tấn (đạt 119,79% mục tiêu đến năm 2025).

Phương thức chăn nuôi chuyển biến mạnh mẽ theo hướng trang trại. Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 629 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm (tăng 376 trang trại so với năm 2020). Trong đó: chăn nuôi quy mô lớn có 22 trang trại, chăn nuôi quy mô vừa có 167 trang trại, chăn nuôi quy mô nhỏ có 440 trang trại. Đặc biệt, toàn tỉnh hiện có 60 trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, liên kết với các doanh nghiệp.

Trang trại chăn nuôi bò thịt Tân Long, Hướng Hóa

Việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 2020-2022 được đẩy mạnh, đã có nhiều dự án chăn nuôi của các tổ chức, cá nhân xin chủ trương cấp phép đầu tư vào địa bàn tỉnh, trong đó một số dự án lớn đã đi vào hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi như: Dự án Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao đã tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh liên kết với Công ty Golden Star - quy mô 7.000; Trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp tại Vĩnh Hà (liên kết với Công ty CP - quy mô 6.000 con, Tổ hợp tác chăn nuôi CNC Vinaga với 02 cơ sở có quy mô 55.000 con gà tại Vĩnh Hoà, Vĩnh Linh; 03 Dự án đã khởi công xây dựng dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2023: Dự án Trang trại chăn nuôi công nghệ cao khép kính Vĩnh Tú (quy mô 2.500 lợn nái, 20.000 lợn thịt), Dự án trang trai chăn nuôi kết hợp Nông nghiệp công nghệ cao trồng dược liệu của Công ty TNHH Solar Kesap1 tại Hướng Linh- Hướng Hóa (quy mô 12.000 con lợn thịt), Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao Hướng Linh - Hướng Hóa với quy mô 7.500 con lợn nái, 72.000 con lợn thịt, 1.000 con bò hiện đang xây dựng, lắp đặt cơ sở vật chất và chuồng trại và nhiều dự án khác đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trang trại của Tổ hợp tác chăn nuôi CNC Vinaga Vĩnh Hoà, Vĩnh Linh

 

Cùng với đó việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các thể chế, chính sách về nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng đã góp phần tạo sự đột phá trong phát triển chăn nuôi của tỉnh. Việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị vào sản xuất đã góp phần quan trọng tạo ra các sản phẩm mới, quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ mới, phương thức sản xuất mới; các giống vật nuôi vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương áp dụng có hiệu quả vào sản xuất và kinh doanh góp phần tích cực trong tái cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chúng. Hầu hết các trang trại chăn nuôi quy mô lớn đều ứng dụng quy trình công nghệ cao, trang thiết bị tự động, hệ thống giám sát trang trại chăn nuôi (camera) kết nối internet và điện thoại thông minh; công nghệ chuồng trại khép kín với hệ thống điều hòa nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn và nước uống tự động.

Trang trại chăn nuôi lợn CNC thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh

Công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi được tỉnh quan tâm chú trọng, các giải pháp khoa học công nghệ được áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi như: Hố ủ phân; sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải, khử mùi hôi, đệm lót sinh học, hầm  Biogas; công nghệ xử lý chất thải bằng hầm phủ bạt HDPE, máy tách ép phân đã phát huy vai trò góp phần hạn chế ô nhiểm môi trường, tận thu khí CH4 phục vụ cho đun nấu, phát điện, sưởi ấm... góp phần giảm khí thải nhà kính, giảm ô nhiểm môi trường, đảm bảo môi trường sinh thái.

Chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học tại Trang trại Vinaga Vĩnh Hoà, Vĩnh Linh

 Bên cạnh đó UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các địa phương tăng cường hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi; thông qua các chính sách của tỉnh và các chương trình dự án của trung ương và địa phương đã hỗ trợ, khuyến khích các hộ chăn nuôi, các trang trại, các lò giết mổ đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức kiểm tra điều kiện chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định điều kiện về môi trường của các trang trại chăn nuôi trong quá trình cấp giấy phép môi trường.

 

Hầm Biogas phủ bạt HDPE và máy tách ép phân tại trang trại chăn nuôi lợn CNC thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh

 

Trên cơ sở những kết quả đạt được bước đầu trong chăn nuôi của tỉnh Quảng Trị, trong thời gian để chăn nuôi của tỉnh tiếp tục phát triển bền vững cần tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ưu tiên các tổ chức, doanh nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi. Tăng cường liên kết trong theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi, đặc biệt tục đẩy mạnh liên kết các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ thành những tổ hợp tác, hợp tác xã để cùng chia sẻ rủi ro, tăng cường năng lực cạnh tranh, giảm chi phí và truy xuất được nguồn gốc, quản lý được chất lượng sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong chăn nuôi nhằm giúp giải quyết những tồn tại của ngành chăn nuôi, giúp tăng năng suất, chất lượng, giá trị của ngành chăn nuôi, qua đó, giúp cho ngành chăn nuôi từng bước ổn định và phát triển bền vững hơm để đạt được mục tiêu đến năm 2030 tại Nghị quyết 19-NQ/TƯ ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra là Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn và số liệu tiêm phòng trong tháng 6/2023

1. Tình hình dịch bệnh

- Các loại dịch bệnh LMLM, VDNC, CGC, DTLCP: ổn định.

- Các dịch bệnh khác: Theo báo cáo của Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã, thành phố có 6 con trâu, bò và 19 con lợn mắc bệnh Tụ huyết trùng, 35 con lợn mắc bệnh tiêu chảy.

- Dịch bệnh thuỷ sản: Trong tháng, dịch bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi xảy ra tại địa bàn 4 xã, phường của 03 huyện, thành phố với tổng diện tích bị bệnh 4,81 ha (xã Vĩnh Sơn: 0,58 ha; xã Triệu Độ: 0,4 ha; phường Đông Lễ: 0,5 ha; phường Đông Giang: 3,33ha). Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã kịp thời cấp 1.734 kg hóa chất chlorine từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ dập dịch góp phần ngăn chặn và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Như vậy, lũy kế từ đầu năm 2023 đến nay dịch bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi đã xảy ra tại địa bàn 5 xã, phường (Triệu Phước, Triệu Độ, Vĩnh Sơn, Đông Lễ, Đông Giang) của 03 huyện, thành phố (Triệu Phong, Vĩnh Linh, TP. Đông Hà) với tổng diện tích bị bệnh 6,81 ha; lượng hóa chất đã cấp hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh là 2.534 kg.

2. Công tác tiêm phòng

Căn cứ Kế hoạch số 351/KH-SNN ngày 20/02/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT về Kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2023, ngày 27/02/2023 Chi cục Chăn nuôi và Thú y ban hành Thông báo số 09/KH-CNTY-QLDB về việc tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Xuân năm 2023 và cung ứng vắc xin để các Trạm tổ chức triển khai tiêm phòng. Đến ngày 8/6/2023 toàn tỉnh tiêm được:

+ Vắc xin THT trâu bò được 18.137 con; đạt 29,4% kế hoạch.

+ Vắc xin Kép lợn được 79.559 con; đạt 45,2 % kế hoạch.

+ Vắc xin Dại chó được 30.501 con; đạt 66,3 % kế hoạch.

+ Vắc xin LMLM trâu bò được 27.620 con; đạt 44,8 % kế hoạch.

+ Vắc xin VDNC được 4.736 con; đạt 7,69 % kế hoạch.

 + Vắc xin cúm gia cầm được 556.480 lượt con.

Công tác Kiểm dịch vận chuyển , Kiểm soát giết mổ và Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tháng 5/2023

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 211 hồ sơ (208 hồ sơ động vật, 03 hồ sơ SPĐV). Kiểm dịch được 283 con trâu bò; 13.318 con lợn thịt; 31.550 con gia cầm; 2.807 con dê; 731 con chó và 735.000 kg SPĐV.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ được 15.073 con lợn thịt; 1.455 con trâu bò; 397 con dê và 27.160 con gia cầm.

Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ tháng 4/2023

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 271 hồ sơ (271 hồ sơ động vật, 0 hồ sơ SPĐV). Kiểm dịch được 56 con trâu bò; 20.446 con lợn thịt; 17.100 con gia cầm; 2.844 con dê và 1.836 con chó.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ được 14.909 con lợn thịt; 1.398 con trâu bò; 275 con dê và 28.320 con gia cầm.

Công tác Kiểm dịch, Kiểm soát giết mổ tháng 3/2023

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 241 hồ sơ (240 hồ sơ động vật, 01 hồ sơ SPĐV). Kiểm dịch được 841 con trâu bò; 16.522 con lợn thịt; 12.050 con gia cầm; 2.332 con dê; 1.524 con chó và 17.000 kg SPĐV.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ được 14.040 con lợn thịt; 1.376 con trâu bò; 271 con dê và 25.280 con gia cầm.

THÔNG TIN Kết quả giám định, bình tuyển lợn đực giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2023

Thực hiện quy định của Luật Chăn nuôi; Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi; Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị đã tiến hành bình tuyển, giám định 37 con lợn đực giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo tại 03 cơ sở chăn nuôi lợn đực giống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo Kế hoạch số 05/KH-CNTY-CN ngày 16/02/2023 của Chi cục.

Kết quả 37 cá thể lợn đực giống, bằng 100% số lợn đực giống được giám định, bình tuyển đạt chất lượng phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo (TTNT) năm 2023 - 2024, cụ thể như sau:

1. Trại đực giống Cam Thành

TT

Chủng loại giống

Số hiệu

Giám định theo TCVN

Phân cấp chất lượng

Mục đích sử dụng

Thời gian           sử dụng

1

Landrace

3576

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

2

Landrace

3944

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

3

Landrace

8083

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

4

Landrace

7052

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

 

2. Trại truyền giống Mỹ Khuê

TT

Chủng loại giống

Số hiệu

Giám định theo TCVN

Phân cấp chất lượng

Mục đích sử dụng

Thời gian
 sử dụng

1

Landrace

8049

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

2

Landrace

8038

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

3

Landrace

8039

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

4

Landrace

8754

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

5

Landrace

8818

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

6

Landrace

8805

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

7

Landrace

8823

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

8

Landrace

8833

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

9

Landrace

8829

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

10

Landrace

8762

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

11

Landrace

8849

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

12

Landrace

8815

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

13

Duroc

8850

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

14

Duroc

8806

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

15

Duroc

8847

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

16

Duroc

8080

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

17

Duroc

8090

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

18

Duroc

8047

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

 

3. Trạm truyền giống gia súc Ái Tử

TT

Chủng loại giống

Số hiệu

Giám định theo TCVN

Phân cấp chất lượng

Mục đích sử dụng

Thời gian sử dụng

1

Landrace

9381

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

2

Landrace

919792

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

3

YorkShire

919461

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

4

YorkShire

928537

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

5

Landrace

9377

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

6

Duroc

12

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

7

Landrace

10080

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

8

Landrace

10279

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

9

Duroc

881

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

10

Duroc

892

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

11

Duroc

20

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

12

Duroc

863

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

13

Landrace

211

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

14

Landrace

298

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

15

Landrace

213

TCVN3666-89

Đặc cấp

TTNT

Năm 2023-2024

 

          Chi cục Chăn nuôi và Thú y thông tin cho các địa phương và người chăn nuôi biết để quyết định lựa chọn trong quá trình chăn nuôi.

CÁCH XỬ LÝ VẾT THƯƠNG KHI BỊ CHÓ, MÈO CẮN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

Vào mùa hè thời tiết nắng nóng cũng chính là mùa bùng phát dịch bệnh dại mạnh nhất. Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật nuôi như chó, mèo bị dại lây qua vết cắn, liếm hoặc tiếp xúc với nước bọt của chó, mèo qua các vết thương hở. Ngoài ra, virus dại cũng được phát hiện ở mèo, chồn, dơi và các động vật có vú khác. Thời gian ủ bệnh ở người thường từ 2 - 8 tuần và có thể kéo dài đến trên 1 năm, thời gian này phụ thuộc vào lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương… Vết thương càng ở gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, ngón tay, cơ quan sinh dục ngoài… thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Tất cả các bệnh nhân lên cơn dại đều bị tử vong.

Cách Xử lý khi bị chó, mèo cắn

Khi không may bị chó mèo cắn, để làm giảm đến mức tối thiểu lượng virus dại tại nơi xâm nhập, ngay khi bị cắn chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau đây để phòng ngừa lây nhiễm vi rút bệnh dại như sau:

- Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70° hoặc cồn Iốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Trong lúc rửa vết thương, không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn.

- Đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại.

- Thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn bạn và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn/cào. Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết…, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

- Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, yêu cầu phải tuân thủ: Tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.

- Theo dõi tình trạng con vật sau khi cắn người trong vòng 2 tuần (ốm, chết, lên cơn dại…) để có hướng xử lý tiếp theo.

- Không tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; không mua bán, vận chuyển chó mèo ra, vào vùng dịch.

- Báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó mèo bị dại; cách ly theo dõi động vật nghi dại; tiêm phòng dại cho động vật khỏe mạnh sống trong vùng dịch.        

Phòng bệnh dại

Bệnh dại, hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiện, hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng, chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành Thú y.

-  Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

- Diệt chó chạy rông, chó vô chủ.

- Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi.

- Đến ngay cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phong dại khi bị sức vật cắn

Mỗi chúng ta cần phát huy hơn nữa ý thức cá nhân cùng tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, cùng thực hiện cam kết 5 không: Không nuôi chó, mèo mà không tiêm phòng dại; Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương; Không nuôi chó, mèo thả rông; Không để chó, mèo cắn người; Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường.

Phản ánh mới

Phản ánh khẩn

Tập kết rác gây ô nhiễm môi trường

Phản ánh về tình trạng tập kết, thu gom rác trước cơ quan đơn vị, trước cổng hộ gia đình ở 110 Lý Thường Kiệt, thành phố Đông Hà gây mùi hôi, mất vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe và mỹ quan của đơn vị. Kính mong các ban ngành liên quan xem xét. Trân trọng!

03/05/2024 09:06

Phường Đông Lương, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Người dân tự ý đổ bê tông làm tắc dòng chảy

Tôi thường xuyên đi tập thể dục qua đoạn đường Lê Thế Hiếu( gần bệnh xá Công an tỉnh cũ) tôi phản ánh sự việc sau: - Quán cháo lòng ngay gốc đường phan đình phùng và lê thế hiếu, tp Đông Hà (số nhà 02 Lê Thế Hiếu) xả trực tiếp nước bẩn ra đường gây mùi hôi và mất mỹ quan của Thành Phố, ô nhiễm môi trường, đổ xi măng cao làm tắc nước mưa chảy xuống cống gây ứa động. - Trước nhà số 04 Lê Thế Hiếu (cận bên quán Cháo Lòng số 02 Lê Thế Hiếu) có quán cắt tóc Mai Hải đổ nền xi măng ra đường làm ách tắc dòng nước chảy xuống cóng làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến các hộ dân sống phía trên.

02/05/2024 15:46

Thị trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Tình trạng số nhà bị trùng gây khó khăn cho người dân

Năm 2023 cá nhân tôi phản ánh tại đường Lê Thế Hiếu,TP Đông Hà đoạn từ trạm xá Công An Tỉnh cũ về phía dưới đường Trần Phú số nhà trùng lặp, lộn xộn gây khó khăn cho người dân trong việc tìm kiếm địa chỉ, mất mỹ quan của thành phố, chính quyền buông lỏng quản lý nên người dân tự đặt số nhà và được trả lời của UBND TP Đông Hà, tôi rất hài lòng nhưng đến bây giờ tháng 4/2024 đâu vẫn còn đó, số nhà vẫn lộn, chính quyền chỉ trả lời cho có mà không triển khai thực hiện nay tôi tiếp tục phản ánh sự việc trên và muốn có câu trả lời thoả đáng, có thời gian rõ ràng chứ không không trả lời chung chung như lần trước, xin cám ơn

26/04/2024 14:00

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh bình thường

Xả thải ra môi trường ảnh hưởng đến người dân

Nhà số 95 đường Hùng Vương, thị trấn Diên Sanh, Hải Lăng, Quảng Trị: Kinh doanh hủ tiếu, xả nước thải ra đường gây ứ đọng, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến người dân. Hiện quán xả thải lúc 10h đêm. Gây ứ đọng nước ngã 4 Hùng Vương - Nguyễn Trãi Cơ quan chức năng đã có báo cáo nhưng xử lý không triệt để và qua loa. Quán ăn bình dân phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP. Có hệ thống xả thải. Việc không có hệ thống xả thải khi kinh doanh dẫn đến xả ra đường. Đơn vị kiểm tra nên sử dụng camera quan sát chung tại ngã 4 để xác thực nội dung xả thải và kiểm tra xử phạt đúng quy đinh cả về điều kiện mở quá ăn uống và xả thải vào ba đêm

26/04/2024 10:59

Hùng Vương, Thị trấn Hải Lăng, Huyện Hải Lăng, Quảng Trị
Phản ánh bình thường

Xe máy mini tham gia giao thông gây mất an toàn. Địa điểm phản ánh: Đường Nguyễn Trãi, thành phố Đông Hà. Kính mong các ban ngành liên quan xem xét.

Tình trạng xe máy mini tham gia giao thông ngày một nhiều, rất dễ tai nạn vì quá nhỏ khó quan sát

23/04/2024 15:15

Phường 5, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm