Tìm kiếm

Trồng trọt và BVTV

Trồng trọt và BVTV

Dự báo SVGH chủ yếu trên cây trồng từ 16/3/2023-15/4/2023

Dự báo SVGH chủ yếu từ 16/3/2023-15/4/2023

1. Trên cây lúa: Chuột tiếp tục cắn phá gây hại lúa giai đoạn làm đòng; bệnh đạo ôn lá tiếp tục lây lan ra diện rộng, hại nặng nhiều nơi và có thể gây cháy cục bộ nếu không được xử lý kịp thời nhất là trên các giống nhiễm (IR 38, VN 10, 13/2, Bắc thơm 7, HC 95,...); nguy cơ bệnh đạo ôn cổ bông, cổ lá đòng phát sinh gây hại nhiều nơi thời gian tới; bệnh đốm sọc vi khuẩn, đốm nâu tiếp tục lây lan gây hại; sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gia tăng mật độ và diện tích nhiễm; rầy các loại tích lũy mật độ, nhện gié, bệnh bạc lá vi khuẩn, khô vằn, lem lép hạt khả năng phát sinh gây hại giai đoạn làm đòng - trổ.

Biện pháp phòng trừ:

- Trên những ruộng đã bị bệnh đạo ôn phải ngừng bón tất cả các loại phân và phân bón qua lá, khẩn trương phun thuốc phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc có hoạt chất hoặc hỗn hợp các hoạt chât Tricyclazole, Isoprothiolane, Fenoxanil... như: Beam, Fujione, Ninja, Fillia, Map Famy, ... theo liều lượng khuyến cáo, chú ý phải phun ướt đẫm lá, lượng nước thuốc đã pha ít nhất 20 lít/sào, vùng bị nặng phải phun tiếp lần hai sau lần một 5 - 7 ngày. Những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển mới được bón phân.

Tăng cường kiểm tra, theo dõi và phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông trước và sau khi lúa trổ 5-7 ngày. Đặc biệt chú ý trên những chân ruộng đã bị bệnh và ruộng có áp lực bệnh cao (Những vùng bị nhiễm đạo ôn lá chưa được phòng trừ, hoặc phòng trừ chưa tốt, vùng ổ dịch, ruộng đã bị đạo ôn lá hại nặng, những vùng gieo trồng giống nhiễm như HC95, IR38, VN10, Bắc thơm 7...).

- Tăng cường diệt chuột bằng nhiều biện pháp như đào bắt, dùng bẫy bã kết hợp sử dụng các loại thuốc, ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, các thuốc có hoạt chất thế hệ mới như Diphacinone (Gimlet, Linh miêu, Kaletox…). công tác diệt chuột cần được thực hiện thường xuyên, liên tục mới có hiệu quả. Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng xung điện để diệt chuột.

- Phun thuốc phòng trừ nhóm bệnh do vi khuẩn bằng các loại thuốc có hoạt chất Bronopol, ningnanmycin,oxolinic acid+ streptomycinnhư: Totan 200WP, Map Lotus 125WP, Bonny 4SL, Xantocin 40WP,... nên phun phòng sau những trận mưa.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến, mật độ sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, bệnh khô vằn, nhện gié... để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Chú ý: Tiến hành phun thuốc trừ rầy ngay ở những nơi có mật độ từ 750-1.000 con/m2 trở lên; phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ ở những vùng có mật độ cao khi sâu tuổi 1, 2 hay sau khi bướm ra rộ 5-7 ngày.

2. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại, chú ý những vùng ngô gieo trồng muộn.

Biện pháp phòng trừ:

- Thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phòng chống sâu keo mùa thu. Thường xuyên điều tra tình hình phát sinh gây hại của sâu để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý triệt để.

- Những nơi sâu đang gây hại sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Bacillus Thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron, Emamectin benzoate... như: Bitadin WP, Map - Biti WP 50000 IU/mg, Map wing 45WP, Dylan 10WG, Angun 5WG, Proclaim 1.9EC,... để phun trừ khi sâu tuổi 1-2, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun 2 lần cách nhau 10-12 ngày, phun theo hàng và phun kỹ, ướt đều nõn lá.

3. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm và các đối tượng khác như tuyến trùng, rệp sáp, bệnh thán thư... tiếp tục gây hại ở các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch.

Biện pháp phòng trừ: Tiến hành chăm sóc, bón phân, tăng cường bón phân hữu cơ đảm bảo dinh dững cho cây nuôi quả. Tăng cường kiểm tra, xử lý tuyến trùng, rệp sáp, bệnh chết nhanh, chết chậm.... Đối với bệnh chết nhanh cần thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm, thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột. Sử dụng các loại thuốc hóa học đặc hiệu hoạt chất Phosphonate; Metalaxyl + Mancozeb; Metalaxyl ... như: Agrifos-400, Ridomil gold 68WP, Mataxyl 500WP... bằng cách phun lên toàn bộ cây và tưới vào gốc với liều lượng và cách sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ bệnh.

4. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Rệp các loại, bệnh thán thư, khô cành, gỉ sắt... tiếp tục gây hại, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Biện pháp phòng trừ: Xử lý thuốc để phòng trừ sâu bệnh kết hợp bón phân chăm sóc, tăng cường phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh để tăng tỷ lệ ra hoa - đậu quả.

5. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh phát triển. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá khả năng lây lan, gây hại trên diện rộng.

Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan. Phun thuốc phòng trừ bệnh phấn trắng trên những diện tích nhiễm, những vườn có nguy cơ nhiễm bệnh cao, không để lây lan ra diện rộng.

6. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng những vùng đã bị bệnh các năm trước. Nhện đỏ khả năng phát sinh, gây hại nhiều vùng trong điều kiện nắng nóng.

Biện pháp phòng trừ: Điều tra, khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus, tập trung diệt trừ bọ phấn môi giới, xử lý cây bị bệnh không để lây lan ra diện rộng. Đối với những vùng chưa tiến hành trồng mới: Tuyệt đối không sử dụng hom sắn từ các vùng đã bị bệnh khảm lá để làm giống. Điều tra theo dõi các đối tượng sâu, bệnh khác như rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng,... để có biện pháp xử lý sớm và hiệu quả./.

 

Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 13 tháng 3 năm 2023 đến ngày 19 tháng 3 năm 2023)

Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

1. Trên cây lúa: Chuột tiếp tục cắn phá gây hại nhiều nơi; bệnh đạo ôn lá tiếp tục lây lan ra diện rộng, hại nặng nhiều nơi và có thể gây cháy cục bộ nếu không được xử lý kịp thời nhất là trên các giống nhiễm (IR 38, VN 10, 13/2, Bắc thơm 7, HC 95,...); bệnh đốm sọc vi khuẩn, đốm nâu tiếp tục lây lan gây hại; sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gia tăng mật độ và diện tích nhiễm; rầy các loại tích lũy mật độ, bệnh bạc lá, khô vằn khả năng phát sinh gây hại giai đoạn đứng cái - làm đòng.

Biện pháp phòng trừ:

- Tăng cường kiểm tra bệnh đạo ôn trên tất cả các giống, kiểm tra kỹ trên các giống nhiễm như: HC95, IR38, Bắc thơm 7, VN10... trên các chân ruộng gieo dày, bón nhiều đạm... để phun thuốc trừ bệnh kịp thời khi bệnh mới phát sinh (tỷ lệ bệnh khoảng 5%). Những ruộng đã bị bệnh đạo ôn phải ngừng bón tất cả các loại phân, kịp thời phun thuốc phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc có hoạt chất  Tricyclazole, Isoprothiolane,  Fenoxanil + Isoprothiolane, Fenoxanil + Tricyclazole,... như: Beam, Fujione, Ninja, Fillia, Map Famy,... theo liều lượng khuyến cáo. Chú ý phải phun ướt đẫm lá, lượng nước thuốc đã pha ít nhất 20 lít/sào, vùng bị nặng phải phun tiếp lần hai sau lần một 5 -7 ngày. Những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển mới được bón phân.

- Tăng cường diệt chuột bằng nhiều biện pháp như đào bắt, dùng bẫy bã kết hợp sử dụng các loại thuốc, ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, các thuốc có hoạt chất thế hệ mới như Diphacinone (Gimlet, Linh miêu, Kaletox…). công tác diệt chuột cần được thực hiện thường xuyên, liên tục mới có hiệu quả. Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng biện pháp xung điện để diệt chuột.

- Phun thuốc phòng trừ nhóm bệnh do vi khuẩn bằng các loại thuốc có hoạt chất Bronopol, ningnanmycin,oxolinic acid+ streptomycinnhư: Totan 200WP, Map Lotus 125WP, Bonny 4SL, Xantocin 40WP,... Theo dõi chặt chẽ diễn biến, mật độ sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại,... để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

2. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục lây lan, gây hại nhiều nơi.

Biện pháp phòng trừ:

- Thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phòng chống sâu keo mùa thu. Thường xuyên điều tra tình hình phát sinh gây hại của sâu để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý triệt để.

- Những nơi sâu đang gây hại sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Bacillus Thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron, Emamectin benzoate... như: Bitadin WP, Map - Biti WP 50000 IU/mg, Radiant 60SC, Map wing 45WP, Amater 150SC, Indocar 150SC, Angun 5WG, Proclaim 1.9EC,... để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-2, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun 2 lần cách nhau 10-12 ngày, phun ướt đều 2 mặt lá, nách lá và nõn lá.

3. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng... tiếp tục gây hại nhiều nơi, có thể hại nặng các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch.

Biện pháp phòng trừ: Tăng cường chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng cho cây thời kỳ nuôi quả. Kiểm tra, xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp, bệnh chết chậm, chết nhanh... Đối với bệnh chết nhanh cần thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột; sử dụng các loại thuốc để phòng trừ.

4. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt... tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Biện pháp phòng trừ: Xử lý thuốc để phòng trừ sâu bệnh kết hợp bón phân chăm sóc, tăng cường phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh để tăng tỷ lệ ra hoa - đậu quả.

5. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh phát triển. Bệnh phấn trắng tiếp tục lây lan gây hại nhiều nơi, bệnh héo đen đầu lá sẽ phát sinh một số vùng.

Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan. Phun thuốc phòng trừ bệnh phấn trắng trên những diện tích nhiễm, những vườn có nguy cơ nhiễm bệnh cao, không để lây lan ra diện rộng.

6. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng những vùng đã bị bệnh các năm trước.

Biện pháp phòng trừ: Điều tra, khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus, tập trung diệt trừ bọ phấn môi giới, xử lý cây bị bệnh không để lây lan ra diện rộng. Đối với những vùng chưa tiến hành trồng mới: Tuyệt đối không sử dụng hom sắn từ các vùng đã bị bệnh khảm lá để làm giống. Điều tra theo dõi các đối tượng sâu, bệnh khác như rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng để có biện pháp xử lý hiệu quả./.

Tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 06 tháng 3 năm 2023 đến ngày 12 tháng 3 năm 2023)

Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

1. Trên cây lúa: Chuột tiếp tục gây hại nhiều nơi; bệnh đạo ôn lá tiếp tục lây lan ra diện rộng, hại nặng nhiều nơi và có thể gây cháy cục bộ nếu không được xử lý kịp thời nhất là trên các giống nhiễm (IR 38, VN 10, 13/2, Bắc thơm 7, HC 95,...); bệnh đốm sọc vi khuẩn tiếp tục lây lan gây hại; rầy, sâu cuốn lá,... tích lũy mật độ, bệnh bạc lá, khô vằn khả năng phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng.

Biện pháp phòng trừ:

- Tăng cường kiểm tra bệnh đạo ôn trên tất cả các giống, kiểm tra kỹ trên các giống nhiễm như: HC95, IR38, Bắc thơm 7, VN10... trên các chân ruộng gieo dày, bón nhiều đạm... để phun thuốc trừ bệnh kịp thời khi bệnh mới phát sinh (tỷ lệ bệnh khoảng 5%). Những ruộng đã bị bệnh đạo ôn phải ngừng bón tất cả các loại phân, kịp thời phun thuốc phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc có hoạt chất  Tricyclazole, Isoprothiolane,  Fenoxanil + Isoprothiolane, Fenoxanil + Tricyclazole,... như: Beam, Fujione, Ninja, Fillia, Map Famy,... theo liều lượng khuyến cáo. Chú ý phải phun ướt đẫm lá, lượng nước thuốc đã pha ít nhất 20 lít/sào, vùng bị nặng phải phun tiếp lần hai sau lần một 5 -7 ngày. Những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển mới được bón phân.

- Tăng cường diệt chuột bằng nhiều biện pháp như đào bắt, dùng bẫy bã kết hợp sử dụng các loại thuốc, ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, các thuốc có hoạt chất thế hệ mới như Diphacinone (Gimlet, Linh miêu, Kaletox…). công tác diệt chuột cần được thực hiện thường xuyên, liên tục mới có hiệu quả. Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng biện pháp xung điện để diệt chuột

- Phun thuốc phòng trừ nhóm bệnh do vi khuẩn bằng các loại thuốc có hoạt chất Bronopol, ningnanmycin,oxolinic acid+ streptomycinnhư: Totan 200WP, Map Lotus 125WP, Bonny 4SL, Xantocin 40WP, Kabim.... Theo dõi mật độ rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ,... để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

2. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục lây lan, gây hại nếu không được xử lý kịp thời, hiệu quả.

Biện pháp phòng trừ:

- Thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phòng chống sâu keo mùa thu. Thường xuyên điều tra tình hình phát sinh gây hại của sâu để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý triệt để.

- Những nơi sâu đang gây hại sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Bacillus Thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron, Emamectin benzoate... như: Bitadin WP, Map - Biti WP 50000 IU/mg, Radiant 60SC, Map wing 45WP, Amater 150SC, Indocar 150SC, Angun 5WG, Proclaim 1.9EC,... để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-2, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun 2 lần cách nhau 10-12 ngày, phun ướt đều 2 mặt lá, nách lá và nõn lá.

3. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng... tiếp tục gây hại nhiều nơi, có thể hại nặng các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch.

Biện pháp phòng trừ: Tăng cường chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng cho cây thời kỳ nuôi quả. Kiểm tra, xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp, bệnh chết chậm, chết nhanh... Đối với bệnh chết nhanh cần thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột; sử dụng các loại thuốc để phòng trừ.

4. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt... tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Biện pháp phòng trừ: Xử lý thuốc để phòng trừ sâu bệnh kết hợp bón phân chăm sóc, tăng cường phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh để tăng tỷ lệ ra hoa - đậu quả.

5. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh phát triển. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá sẽ phát sinh trên lá non sau khi cây thay lá.

Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan. Thường xuyên kiểm tra bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá để có biện pháp xử lý kịp thời.

6. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng những vùng đã bị bệnh các năm trước.

Biện pháp phòng trừ: Điều tra, khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus, tập trung diệt trừ bọ phấn môi giới, xử lý cây bị bệnh không để lây lan ra diện rộng. Đối với những vùng chưa tiến hành trồng mới: Tuyệt đối không sử dụng hom sắn từ các vùng đã bị bệnh khảm lá để làm giống. Điều tra theo dõi các đối tượng sâu, bệnh khác như rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng để có biện pháp xử lý hiệu quả./.

Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 20 tháng 02 năm 2023 đến ngày 26 tháng 02 năm 2023)

Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

1. Trên cây lúa: Chuột tiếp tục gây hại nhiều nơi; bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh, lây lan ra diện rộng, có thể hại nặng nếu không được phát hiện và phun trừ sớm; tuyến trùng, ốc bươu vàng, bọ trĩ tiếp tục gây hại, chủ yếu trên lúa trà muộn; rầy, sâu cuốn lá,... tích lũy mật độ, khả năng phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn đứng cái.

Biện pháp phòng trừ:

- Tăng cường kiểm tra bệnh đạo ôn trên tất cả các giống, kiểm tra kỹ trên các giống nhiễm như: HC95, IR38, Bắc thơm 7, VN10... trên các chân ruộng gieo dày, bón nhiều đạm... để phun thuốc trừ bệnh kịp thời khi bệnh mới phát sinh (tỷ lệ bệnh khoảng 5%). Những ruộng đã bị bệnh đạo ôn phải ngừng bón tất cả các loại phân, kịp thời phun thuốc phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc có hoạt chất  Tricyclazole, Isoprothiolane,  Fenoxanil + Isoprothiolane, Fenoxanil + Tricyclazole,... như: Beam, Fujione, Ninja, Fillia, Map Famy,... theo liều lượng khuyến cáo, chú ý phải phun ướt đẫm lá, lượng nước thuốc đã pha ít nhất 20 lít/sào. Những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển mới được bón phân.

- Duy trì công tác diệt chuột bằng nhiều biện pháp để hạn chế chuột gây hại, ưu tiên các biện pháp thủ công (Tuyệt đối nghiêm cấm dùng biện pháp kích điện để diệt chuột). Theo dõi mật độ rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ,... để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

2. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục lây lan, gây hại nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, hiệu quả.

Biện pháp phòng trừ:

- Thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phòng chống sâu keo mùa thu. Thường xuyên điều tra tình hình phát sinh gây hại của sâu để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý triệt để.

- Những nơi sâu đang gây hại sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Bacillus Thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron, Emamectin benzoate... như: Bitadin WP, Map - Biti WP 50000 IU/mg, Radiant 60SC, Map wing 45WP, Amater 150SC, Indocar 150SC, Angun 5WG, Proclaim 1.9EC,... để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-2, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun 2 lần cách nhau 10-12 ngày, phun ướt đều 2 mặt lá, nách lá và nõn lá.

3. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng... tiếp tục gây hại nhiều nơi, đặc biệt bệnh chết chậm, chết nhanh có thể hại nặng các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, những vườn thoát nước kém.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn, đào rãnh thoát nước không để đọng nước. Kiểm tra, xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp, bệnh chết chậm, chết nhanh... Đối với bệnh chết nhanh cần thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột; sử dụng các loại thuốc để phòng trừ.

4. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt... tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Biện pháp phòng trừ: Xử lý thuốc để phòng trừ sâu bệnh kết hợp bón phân chăm sóc, tăng cường phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh để cây phân hóa mầm hoa, ra hoa thuận lợi.

5. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh phát triển. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá phát sinh gây hại vùng cao su ra lá sớm.

Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan.

6. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng những vùng đã bị bệnh các năm trước.

Biện pháp phòng trừ: Điều tra, khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus để xử lý không để lây lan ra diện rộng, những diện tích nhiễm bệnh với tỷ lệ thấp cần kịp thời trồng dặm thay thế. Đối với những vùng chưa tiến hành trồng mới: Tuyệt đối không sử dụng hom sắn từ các vùng đã bị bệnh khảm lá để làm giống. Điều tra theo dõi các đối tượng sâu, bệnh khác như rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng để có biện pháp xử lý hiệu quả./.

Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ 16/01-15/02/2023

Dự báo SVGH chủ yếu từ 16/02/2023-15/3/2023

1. Trên cây lúa: Chuột tiếp tục gây hại nhiều nơi; ốc bươu vàng tiếp tục gây hại trên lúa trà muộn; bệnh đạo ôn lá, bạc lá vi khuẩn, khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, nhện gié… sẽ phát sinh gây hại cây lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. Đặc biệt, bệnh đạo ôn khả năng phát sinh và lây lan gây hại trên diện rộng, trên những giống nhiễm như IR 38, VN 10, Bắc thơm 7, HC 95,... bệnh có thể hại nặng và gây cháy cục bộ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Biện pháp phòng trừ:

- Tăng cường kiểm tra bệnh đạo ôn trên tất cả các giống, kiểm tra kỹ trên các giống nhiễm như: HC95, IR38, Bắc thơm 7, VN10..., trên các chân ruộng gieo dày, bón thừa đạm... để phun thuốc trừ bệnh kịp thời khi bệnh mới phát sinh (tỷ lệ bệnh khoảng 5%). Trên những chân ruộng đã bị bệnh đạo ôn phải ngừng bón tất cả các loại phân và phân bón qua lá, tiến hành phun thuốc trừ bệnh bằng các loại thuốc có hoạt chất  Tricyclazole, Isoprothiolane,  Fenoxanil + Isoprothiolane, Fenoxanil + Tricyclazole,... như: Beam, Fujione, Ninja, Fillia, Map Famy,... theo liều lượng khuyến cáo, chú ý phải phun ướt đẫm lá, lượng nước thuốc đã pha ít nhất 20 lít/sào. Những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển mới được bón phân.

- Duy trì công tác diệt chuột bằng nhiều biện pháp để hạn chế chuột gây hại, ưu tiên các biện pháp thủ công (Tuyệt đối nghiêm cấm dùng biện pháp kích điện để diệt chuột). Theo dõi mật độ rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bạc lá vi khuẩn, nhện gié... để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

2. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại nhiều vùng nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, hiệu quả.

Biện pháp phòng trừ:

- Thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phòng chống sâu keo mùa thu. Thường xuyên điều tra tình hình phát sinh gây hại của sâu để phát hiện sớm và phun trừ hiệu quả.

- Những nơi sâu đang gây hại sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Bacillus Thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron, Emamectin benzoate... như: Bitadin WP, Map - Biti WP 50000 IU/mg, Radiant 60SC, Map wing 45WP, Amater 150SC, Indocar 150SC, Angun 5WG, Proclaim 1.9EC,... để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-2, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun 2 lần cách nhau 10-12 ngày, phun ướt đều 2 mặt lá, nách lá và nõn lá.

3. Trên cây rau, lạc: Bọ nhảy, sâu ăn lá, lỡ cổ rể, bệnh do nấm, vi khuẩn..., sẽ phát sinh gây hại nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Biện pháp phòng trừ: Tăng cường kiểm tra, tổ chức phòng trừ khi sâu bệnh gây hại nặng, chú ý đảm bảo hiệu quả và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau.

4. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng... tiếp tục gây hại nhiều nơi, đặc biệt bệnh chết chậm, chết nhanh có thể hại nặng các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, những vườn thoát nước kém.

Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra, xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp, bệnh chết chậm, chết nhanh... Đối với bệnh chết nhanh cần thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột; sử dụng các loại thuốc để phòng trừ.

5. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Rệp các loại, bệnh thán thư, khô cành, bệnh gỉ sắt...tiếp tục gây hại, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Biện pháp phòng trừ: Xử lý thuốc để phòng trừ sâu bệnh kết hợp bón phân chăm sóc, tăng cường phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh.

6. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục gây hại, hại nặng tại các vườn đang bị bệnh đồng thời lây lan ra các vườn khác. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá phát sinh gây hại trên diện rộng.

Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên miệng cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan nhiều nơi. Tăng cường điều tra phát hiện bệnh phấn trắng và héo đen đầu lá trên lá mới để có biện pháp xử lý kịp thời.

7. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus có thể lây lan ra nhiều vùng, hại nặng những vùng đã bị bệnh các năm trước .

Biện pháp phòng trừ: Điều tra, khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus để xử lý không để lây lan ra diện rộng. Đối với những vùng chưa tiến hành trồng mới: Tuyệt đối không sử dụng hom sắn từ các vùng đã bị bệnh khảm lá để làm giống. Điều tra theo dõi các đối tượng sâu, bệnh khác như rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng để có biện pháp xử lý hiệu quả./.

Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ 16/01-15/02/2023

Dự báo SVGH chủ yếu từ 16/02/2023-15/3/2023

1. Trên cây lúa: Chuột tiếp tục gây hại nhiều nơi; ốc bươu vàng tiếp tục gây hại trên lúa trà muộn; bệnh đạo ôn lá, bạc lá vi khuẩn, khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, nhện gié… sẽ phát sinh gây hại cây lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. Đặc biệt, bệnh đạo ôn khả năng phát sinh và lây lan gây hại trên diện rộng, trên những giống nhiễm như IR 38, VN 10, Bắc thơm 7, HC 95,... bệnh có thể hại nặng và gây cháy cục bộ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Biện pháp phòng trừ:

- Tăng cường kiểm tra bệnh đạo ôn trên tất cả các giống, kiểm tra kỹ trên các giống nhiễm như: HC95, IR38, Bắc thơm 7, VN10..., trên các chân ruộng gieo dày, bón thừa đạm... để phun thuốc trừ bệnh kịp thời khi bệnh mới phát sinh (tỷ lệ bệnh khoảng 5%). Trên những chân ruộng đã bị bệnh đạo ôn phải ngừng bón tất cả các loại phân và phân bón qua lá, tiến hành phun thuốc trừ bệnh bằng các loại thuốc có hoạt chất  Tricyclazole, Isoprothiolane,  Fenoxanil + Isoprothiolane, Fenoxanil + Tricyclazole,... như: Beam, Fujione, Ninja, Fillia, Map Famy,... theo liều lượng khuyến cáo, chú ý phải phun ướt đẫm lá, lượng nước thuốc đã pha ít nhất 20 lít/sào. Những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển mới được bón phân.

- Duy trì công tác diệt chuột bằng nhiều biện pháp để hạn chế chuột gây hại, ưu tiên các biện pháp thủ công (Tuyệt đối nghiêm cấm dùng biện pháp kích điện để diệt chuột). Theo dõi mật độ rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bạc lá vi khuẩn, nhện gié... để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

2. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại nhiều vùng nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, hiệu quả.

Biện pháp phòng trừ:

- Thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phòng chống sâu keo mùa thu. Thường xuyên điều tra tình hình phát sinh gây hại của sâu để phát hiện sớm và phun trừ hiệu quả.

- Những nơi sâu đang gây hại sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Bacillus Thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron, Emamectin benzoate... như: Bitadin WP, Map - Biti WP 50000 IU/mg, Radiant 60SC, Map wing 45WP, Amater 150SC, Indocar 150SC, Angun 5WG, Proclaim 1.9EC,... để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-2, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun 2 lần cách nhau 10-12 ngày, phun ướt đều 2 mặt lá, nách lá và nõn lá.

3. Trên cây rau, lạc: Bọ nhảy, sâu ăn lá, lỡ cổ rể, bệnh do nấm, vi khuẩn..., sẽ phát sinh gây hại nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Biện pháp phòng trừ: Tăng cường kiểm tra, tổ chức phòng trừ khi sâu bệnh gây hại nặng, chú ý đảm bảo hiệu quả và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau.

4. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng... tiếp tục gây hại nhiều nơi, đặc biệt bệnh chết chậm, chết nhanh có thể hại nặng các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, những vườn thoát nước kém.

Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra, xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp, bệnh chết chậm, chết nhanh... Đối với bệnh chết nhanh cần thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột; sử dụng các loại thuốc để phòng trừ.

5. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Rệp các loại, bệnh thán thư, khô cành, bệnh gỉ sắt...tiếp tục gây hại, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Biện pháp phòng trừ: Xử lý thuốc để phòng trừ sâu bệnh kết hợp bón phân chăm sóc, tăng cường phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh.

6. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục gây hại, hại nặng tại các vườn đang bị bệnh đồng thời lây lan ra các vườn khác. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá phát sinh gây hại trên diện rộng.

Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên miệng cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan nhiều nơi. Tăng cường điều tra phát hiện bệnh phấn trắng và héo đen đầu lá trên lá mới để có biện pháp xử lý kịp thời.

7. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus có thể lây lan ra nhiều vùng, hại nặng những vùng đã bị bệnh các năm trước .

Biện pháp phòng trừ: Điều tra, khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus để xử lý không để lây lan ra diện rộng. Đối với những vùng chưa tiến hành trồng mới: Tuyệt đối không sử dụng hom sắn từ các vùng đã bị bệnh khảm lá để làm giống. Điều tra theo dõi các đối tượng sâu, bệnh khác như rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng để có biện pháp xử lý hiệu quả./.

Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 7

Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

1. Trên cây lúa: Chuột tiếp tục gây hại nhiều nơi; ốc bươu vàng tiếp tục gây hại, phổ biến trên lúa trà muộn. Bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại có thể phát sinh gây hại cây lúa thời gian tới, nhất là trên các giống nhiễm như IR38, HC95, VN10…. bệnh đạo ôn lá có thể phát sinh phát triển mạnh.

Biện pháp phòng trừ:

- Tiếp tục diệt trừ chuột, ốc bươu vàng bằng nhiều biện pháp để hạn chế thiệt hại đầu vụ (Nghiêm cấm dùng biện pháp kích điện để diệt chuột).

- Thường xuyên theo dõi phát sinh của sâu, bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, chú ý diễn biến phát sinh phát triển bệnh đạo ôn lá nhất là trên các giống nhiễm (IR 38, VN 10, 13/2, Bắc thơm 7, HC 95,...).

2. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục lây lan, gây hại nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, hiệu quả.

Biện pháp phòng trừ:

- Thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phòng chống sâu keo mùa thu. Thường xuyên điều tra tình hình phát sinh gây hại của sâu để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý triệt để.

- Những nơi sâu đang gây hại sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Bacillus Thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron, Emamectin benzoate... như: Bitadin WP, Map - Biti WP 50000 IU/mg, Radiant 60SC, Map wing 45WP, Amater 150SC, Indocar 150SC, Angun 5WG, Proclaim 1.9EC,... để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-2, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun 2 lần cách nhau 10-12 ngày, phun ướt đều 2 mặt lá, nách lá và nõn lá.

3. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng... tiếp tục gây hại nhiều nơi, đặc biệt bệnh chết chậm, chết nhanh có thể hại nặng các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, những vườn thoát nước kém.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn, đào rãnh thoát nước không để đọng nước. Kiểm tra, xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp, bệnh chết chậm, chết nhanh... Đối với bệnh chết nhanh cần thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột; sử dụng các loại thuốc để phòng trừ.

4. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt... tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Biện pháp phòng trừ: Xử lý thuốc để phòng trừ sâu bệnh kết hợp bón phân chăm sóc, tăng cường phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh để cây phân hóa mầm hoa, ra hoa thuận lợi.

5. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh phát triển. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá phát sinh gây hại vùng cao su ra lá sớm.

Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan.

6. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại nhiều nơi trên sắn mới trồng, hại nặng những vùng đã bị bệnh các năm trước.

Biện pháp phòng trừ: Điều tra, khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus để xử lý không để lây lan ra diện rộng, những diện tích nhiễm bệnh với tỷ lệ thấp cần kịp thời trồng dặm thay thế. Đối với những vùng chưa tiến hành trồng mới: Tuyệt đối không sử dụng hom sắn từ các vùng đã bị bệnh khảm lá để làm giống. Điều tra theo dõi các đối tượng sâu, bệnh khác như rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng để có biện pháp xử lý hiệu quả./.

Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ 30/01/2023 đến 05/02/2023)

Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

1. Trên cây lúa: Chuột, ốc bươu vàng tiếp tục gây hại nhiều nơi. Tuyến trùng rễ tiếp tục gây hại trên các chân ruộng cao, không làm đất kỹ; bọ trĩ, rệp mềm tiếp tục phát sinh gây hại. Bệnh đạo ôn lá, rầy có thể phát sinh gây hại cây lúa giai đoạn đẻ nhánh.

Biện pháp phòng trừ:

- Tiếp tục diệt trừ chuột, ốc bươu vàng bằng nhiều biện pháp để hạn chế thiệt hại đầu vụ (Nghiêm cấm dùng biện pháp kích điện để diệt chuột).

- Tranh thủ thời tiết nắng ấm phun thuốc trừ cỏ, không được phun thuốc khi nhiệt độ dưới 18­0C, đặc biệt đối với nhóm thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm muộn (Quinclorac) chỉ được phun khi trời nắng ấm, cây lúa có từ 3 lá trở lên. Thường xuyên điều tra, theo dõi diễn biến phát sinh của bệnh đạo ôn, rầy các loại, sâu cuốn lá... để có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục lây lan, gây hại nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, hiệu quả.

Biện pháp phòng trừ:

- Thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phòng chống sâu keo mùa thu. Thường xuyên điều tra tình hình phát sinh gây hại của sâu để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý triệt để.

- Những nơi sâu đang gây hại sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Bacillus Thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron, Emamectin benzoate... như: Bitadin WP, Map - Biti WP 50000 IU/mg, Radiant 60SC, Map wing 45WP, Amater 150SC, Indocar 150SC, Angun 5WG, Proclaim 1.9EC,... để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-2, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun 2 lần cách nhau 10-12 ngày, phun theo hàng ướt đều 2 mặt lá, nách lá và nõn lá.

3. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng... tiếp tục gây hại nhiều nơi và có thể hại nặng các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, những vườn thoát nước kém.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn, đào rãnh thoát nước không để đọng nước. Kiểm tra, xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp, bệnh chết chậm, chết nhanh... Đối với bệnh chết nhanh cần thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột; sử dụng các loại thuốc để phòng trừ.

4. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt... tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Biện pháp phòng trừ: Xử lý thuốc để phòng trừ sâu bệnh kết hợp bón phân chăm sóc, tăng cường phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh để cây phân hóa mầm hoa, ra hoa thuận lợi.

5. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh phát triển.

Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan.

6. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại nhiều nơi trên sắn mới trồng, hại nặng những vùng đã bị bệnh các năm trước.

Biện pháp phòng trừ: Điều tra, khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus để xử lý không để lây lan ra diện rộng, những diện tích nhiễm bệnh với tỷ lệ thấp cần kịp thời trồng dặm thay thế. Đối với những vùng chưa tiến hành trồng mới: Tuyệt đối không sử dụng hom sắn từ các vùng đã bị bệnh khảm lá để làm giống. Điều tra theo dõi các đối tượng sâu, bệnh khác như rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng để có biện pháp xử lý hiệu quả./.

Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ 09-15/01/2023

1. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

1.1. Trên cây lúa: Chuột, ốc bươu vàng,… tiếp tục gây hại nhiều nơi trên lúa mới gieo.

1.2. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng... tiếp tục gây hại nhiều nơi và có thể hại nặng các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, những vườn thoát nước kém.

1.3. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt... tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

1.4. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh phát triển.

1.5. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại trên những diện tích chưa thu hoạch và có thể phát sinh gây hại trên sắn mới trồng, đặc biệt những vùng đã bị bệnh các năm trước.

2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới

2.1. Trên cây lúa:

- Tiếp tục diệt trừ chuột, ốc bươu vàng bằng nhiều biện pháp để hạn chế gây hại trên lúa mới gieo (Nghiêm cấm dùng biện pháp kích điện để diệt chuột).

- Xử lý hạt giống trước khi gieo để tăng tỷ lệ nảy mầm, nhất là những ngày rét đậm. Có các biện pháp chống rét cho lúa khi nhiệt độ xuống thấp như: điều tiết mức nước hợp lý, tăng cường bón tro bếp hoặc kali...

- Không được phun thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ dưới 18­0C, đặc biệt đối với nhóm thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm  muộn (Quinclorac) chỉ được phun khi trời nắng ấm, cây lúa có từ 3 lá trở lên. Tiếp tục điều tra, theo dõi phát sinh của sâu, bệnh để làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo.

2.2. Trên cây hồ tiêu: Đào rãnh thoát nước, không để đọng nước trong mùa mưa. Kiểm tra, xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp, bệnh chết chậm, chết nhanh... Đối với bệnh chết nhanh cần thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột; sử dụng các loại thuốc để phòng trừ.

2.3. Trên cây cà phê: Tiến hành khơi rãnh thoát nước, xử lý thuốc trừ sâu bệnh ở những vườn bị gây hại nặng.

2.4. Trên cây cao su: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan.

2.5. Trên cây sắn: Biện pháp phòng trừ: Tiêu diệt triệt để nguồn bệnh khảm lá sắn, không để tàn dư cây sắn bị bệnh trên các hàng rào, bờ ruộng. Chỉ sử dụng hom giống sạch bệnh để trồng trong niên vụ mới; tuyệt đối không sử dụng, mua, bán, trao đổi, vận chuyển hom sắn từ các vùng đã bị bệnh khảm lá sắn về làm giống. Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời bệnh khảm lá sắn trên những vườn trồng mới./.

Báo cáo tình hình sinh vật gây hại từ 02-08/01/2023

Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

1. Trên cây lúa: Chuột, ốc bươu vàng,… tiếp tục gây hại nhiều nơi trên lúa mới gieo.

Biện pháp phòng trừ:

- Tiếp tục diệt trừ chuột, ốc bươu vàng bằng nhiều biện pháp để hạn chế gây hại trên lúa mới gieo (Nghiêm cấm dùng biện pháp kích điện để diệt chuột).

- Xử lý hạt giống trước khi gieo để tăng tỷ lệ nảy mầm, nhất là những ngày rét đậm. Có các biện pháp chống rét cho lúa khi nhiệt độ xuống thấp như: điều tiết mức nước hợp lý, tăng cường bón tro bếp hoặc kali...

- Không được phun thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ dưới 18­0C, đặc biệt đối với nhóm thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm  muộn (Quinclorac) chỉ được phun khi trời nắng ấm, cây lúa có từ 3 lá trở lên. Tiếp tục điều tra, theo dõi phát sinh của sâu, bệnh để làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo.

2. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng... tiếp tục gây hại nhiều nơi và có thể hại nặng các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, những vườn thoát nước kém.

Biện pháp phòng trừ: Đào rãnh thoát nước, không để đọng nước trong mùa mưa. Kiểm tra, xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp, bệnh chết chậm, chết nhanh... Đối với bệnh chết nhanh cần thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột; sử dụng các loại thuốc để phòng trừ.

3. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt... tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Biện pháp phòng trừ: Tiến hành khơi rãnh thoát nước, xử lý thuốc trừ sâu bệnh ở những vườn bị gây hại nặng.

4. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh phát triển.

Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan.

5. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại trên những diện tích chưa thu hoạch và có thể phát sinh gây hại trên sắn mới trồng, đặc biệt những vùng đã bị bệnh các năm trước.

Biện pháp phòng trừ: Tiêu diệt triệt để nguồn bệnh khảm lá sắn, không để tàn dư cây sắn bị bệnh trên các hàng rào, bờ ruộng. Chỉ sử dụng hom giống sạch bệnh để trồng trong niên vụ mới; tuyệt đối không sử dụng, mua, bán, trao đổi, vận chuyển hom sắn từ các vùng đã bị bệnh khảm lá sắn về làm giống. Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời bệnh khảm lá sắn trên những vườn trồng mới./.

Phản ánh mới

Phản ánh bình thường

Phản ánh tình trạng chưa có nước máy sử dụng

Kính gửi các cơ quan ban ngành, tôi muốn hỏi vì sao đến thời điểm hiện tại một số khu vực tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh vẫn chưa có nước máy sử dụng ( thôn Huỳnh Thượng), người dân vẫn sử dụng nước từ giếng khoan và không đảm bảo vệ sinh cho người dân. Xin hỏi xã, huyện đã có chủ trương gì về vấn đề này hay chưa. Xin cảm ơn

19/04/2024 15:36

Xã Vĩnh Sơn, Huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh bình thường

Phản ánh về điểm tập kết vật liệu, rác thải

Công trình đập ngăn mặn, cầu ngăn mặn ở thành phố Đông Hà xây xong đã lâu nhưng vật liệu xây dựng vẫn còn nghênh ngang trên hè phố, khiến mọi người nhầm lẫn bãi đổ rác để rồi kèm theo đó là những vật dụng hư hỏng dân vứt bỏ tập kết như cửa, tủ, bàn thờ, rác thải sinh hoạt tập trung về đây, cực kỳ phản cảm. Kính mong các ban ngành liên quan xử lý, nhắc nhở nhà thầu thi công thu dọn vật liệu nói trên. Mong mọi người tự có ý thức bảo vệ cơ sở hạ tầng, tạo môi trường sống và sinh hoạt thuận lợi, tiện ích đúng nghĩa. Trân trọng!

17/04/2024 09:36

Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Đèn tín hiệu giao thông bị hỏng

Đèn tín hiệu giao thông ở nút giao đường Chu Mạnh Trinh và Quốc Lộ 9 không hoạt động. Kính mong các đơn vị liên quan xém xét, xử lý

16/04/2024 14:33

Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Quán nhậu không có công trình vệ sinh gây mất vệ sinh

Hiện nay quán nhậu Su Bo địa chỉ tại 210 Lý Thường Kiệt - Phường 5 - Đông Hà kinh doanh quán nhậu vỉa hè nhưng lại không có khu vực dành cho khách nhậu đi vệ sinh mà chỉ bỏ một cái xô dành cho khách đi vệ sinh. Mặt khác ý thức khách không có lại đi vệ sinh phía ngoài rất hôi vào mùa này gió nam thổi nhà tôi không chịu nổi mùi rất kinh khủng . Chúng tôi đã rất nhiều lần góp ý với chủ quán nhưng vẫn nhận lại sự thờ ơ không quan tâm lời góp ý . Hôm nay tôi viết bài này mong cơ quan chính quyền xử lý giúp tôi vụ việc này và trả lại một không khí trong lành cho những hộ dân xung quanh . Tôi xin chân thành cảm ơn.

16/04/2024 14:33

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh bình thường

Đèn tín hiệu bị hỏng gây mất an toàn

Kiến nghị sửa chữa đèn tín hiệu giao thông "đèn xanh, đỏ" tại ngã tư Thạch cao Phạm Hồng Thái giao Lê Duẩn. Hiện nay đèn tín hiệu giao thông báo thời gian "xanh đỏ" đường Phạm Hồng Thái giao với đường Lê Duẩn đã hỏng rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Con đường này, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông nhiều. Do không có đèn báo thời gian đèn xanh còn bao nhiều giây do đó khi tham gia giao thông khi mới ra nửa đường thì xe làn khác đã tới rất nguy hiểm nhất là các cháu hoc sinh, người già, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Kiến nghị đến cơ quan, ban ngành liên quan giám sát thực tế, theo kiến nghị của người tham gia giao thông sửa chữa đèn xanh- đỏ để giảm thiểu tai nạn giao thông có thể xảy ra.

16/04/2024 14:32

Phường Đông Lương, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm