Tìm kiếm

Trồng trọt và BVTV

Trồng trọt và BVTV

Dự báo sinh vật gây hại chủ yếu trên cây trồng từ 16/2/2024-15/3/2024

Dự báo SVGH chủ yếu từ 21/02/2024-15/3/2024

1. Trên cây lúa: Chuột tiếp tục gây hại nhiều nơi; bệnh đạo ôn lá tiếp tục lây lan gây hại trên diện rộng, đặc biệt trên những giống nhiễm như IR 38, Bắc thơm 7, HC 95, BĐR 57..., bệnh có thể hại nặng và gây cháy cục bộ nếu không được phát hiện và xử lý sớm; sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại nhiều vùng, nhất là ruộng xanh tốt, thừa đạm; bệnh bạc lá vi khuẩn, khô vằn, rầy các loại, nhện gié… sẽ phát sinh gây hại nhiều nơi.

Biện pháp phòng trừ:

- Tăng cường kiểm tra bệnh đạo ôn trên tất cả các giống, kiểm tra kỹ trên các giống nhiễm như: HC95, IR38, Bắc thơm 7, BĐR 57..., trên các chân ruộng gieo dày, bón thừa đạm... Kịp thời phun thuốc trừ bệnh khi bệnh mới phát sinh (tỷ lệ bệnh khoảng 5%). Trên những chân ruộng đã bị bệnh đạo ôn phải ngừng bón tất cả các loại phân và phân bón qua lá, tiến hành phun thuốc trừ bệnh bằng các loại thuốc có hoạt chất  Tricyclazole, Isoprothiolane,  Fenoxanil + Isoprothiolane, Fenoxanil + Tricyclazole,... như: Beam, Fujione, Ninja, Fillia, Map Famy,... theo liều lượng khuyến cáo, chú ý phải phun ướt đẫm lá, lượng nước thuốc đã pha ít nhất 20 lít/sào; vùng bị nặng phải phun tiếp lần hai sau lần một 5 - 7 ngày. Những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển mới được bón phân.

- Duy trì công tác diệt chuột bằng nhiều biện pháp để hạn chế chuột gây hại, ưu tiên các biện pháp thủ công (Tuyệt đối nghiêm cấm dùng biện pháp kích điện để diệt chuột).

- Theo dõi mật độ sâu cuốn lá nhỏ (chú ý lứa sâu mới khả năng phát sinh vào đầu tháng 3), rầy các loại, bệnh khô vằn, bạc lá vi khuẩn, nhện gié... để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

2. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại nhiều vùng từ giai đoạn cây con - xoáy nõn.

Biện pháp phòng trừ:

- Thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phòng chống sâu keo mùa thu. Thường xuyên điều tra tình hình phát sinh gây hại của sâu để phát hiện sớm và phun trừ hiệu quả.

- Những nơi sâu đang gây hại có thể sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Bacillus Thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron, Emamectin benzoate... như: Bitadin WP, Map - Biti WP 50000 IU/mg, Radiant 60SC, Map wing 45WP, Amater 150SC, Indocar 150SC, Angun 5WG, Proclaim 1.9EC,... để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-2, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun 2 lần cách nhau 10-12 ngày, phun ướt đều 2 mặt lá, nách lá và nõn lá.

3. Trên cây lạc: Tập đoàn sâu ăn lá, bệnh thối gốc, lở cổ rễ,..., tiếp tục phát sinh, có thể hại nặng cục bộ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Biện pháp phòng trừ: Tăng cường kiểm tra, theo dõi mật độ, tỷ lệ hại của các đối tượng sâu, bệnh để kịp thời tổ chức phòng trừ, không để lây lan ra diện rộng.

4. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng... tiếp tục gây hại nhiều nơi trong đó bệnh chết chậm có thể hại nặng các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch.

Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra, xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp, bệnh chết chậm, chết nhanh... Đối với bệnh chết nhanh cần thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột, tăng cường sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phòng bệnh.

5. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Rệp các loại, bệnh thán thư, khô cành, bệnh gỉ sắt... tiếp tục gây hại, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Biện pháp phòng trừ: Xử lý thuốc để phòng trừ sâu bệnh kết hợp bón phân chăm sóc, tăng cường phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh để cây phân hóa mầm hoa - ra hoa thuận lợi.

6. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục gây hại. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá khả năng phát sinh gây hại nhiều nơi.

Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên miệng cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan nhiều nơi. Tăng cường điều tra phát hiện kịp thời bệnh phấn trắng và héo đen đầu lá; tổ chức phòng trừ bệnh ngay khi cây ra lá mới (lá nhú chân chim) nhất là trên các vườn đã bị khô cành rụng lá trong thời gian qua để tăng khả năng phục hồi của cây.

7. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại nhiều vùng, hại nặng những vùng đã bị bệnh các năm trước.

Biện pháp phòng trừ: Điều tra, khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus để xử lý không để lây lan ra diện rộng, có thể nhổ bỏ cây bệnh và trồng dặm thay thế nếu kịp thời vụ. Đối với những vùng chưa tiến hành trồng mới: Tuyệt đối không sử dụng hom sắn từ các vùng đã bị bệnh khảm lá để trồng. Điều tra theo dõi các đối tượng sâu, bệnh khác như rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng để có biện pháp xử lý hiệu quả./.

Tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 15 tháng 01 năm 2023 đến ngày 21 tháng 01 năm 2023)

Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

1. Trên cây lúa: Chuột, ốc bươu vàng,… tiếp tục gây hại nhiều nơi trên lúa mới gieo; Bệnh đạo ôn lá, rầy, rệp mềm, sâu cuốn lá nhỏ... có thể phát sinh gây hại cây lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

Biện pháp phòng trừ:

- Tiếp tục diệt trừ chuột, ốc bươu vàng bằng nhiều biện pháp để hạn chế gây hại trên lúa mới gieo (Nghiêm cấm dùng biện pháp kích điện để diệt chuột).

- Sử dụng các loại thuốc trừ cỏ trên lúa gieo thẳng, chú ý không được phun thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ dưới 18­0C, đặc biệt đối với nhóm thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm  muộn (Quinclorac) chỉ được phun khi trời nắng ấm, cây lúa có từ 3 lá trở lên. Tiếp tục điều tra, theo dõi phát sinh của sâu, bệnh để làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo trong đó chú ý bệnh đạo ôn lá, rầy các loại.

2. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết chậm, chết nhanh, thán thư... tiếp tục gây hại các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, có thể hại nặng những vườn thoát nước kém.

Biện pháp phòng trừ: Thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; kiểm tra và xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, bệnh chết chậm, chết nhanh...vùng bị hại nặng.

3. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt,... tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ.

Biện pháp phòng trừ: Tiến hành vệ sinh vườn, chăm sóc, bón phân, xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh ở những vườn bị gây hại nặng.

4. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo, khô cành rụng lá tiếp tục gây hại và lây lan ra các vườn khác.

Biện pháp phòng trừ:

- Đối với bệnh loét sọc mặt cạo, xì mủ: Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan, chú ý bệnh trên các vườn cao su kiến thiết cơ bản.

- Đối với bệnh khô cành, rụng lá: Tăng cường kiểm tra vườn để phát hiện và xử lý kịp thời:

+ Những vườn đang bị bệnh tạm thời ngưng cạo, thu gom lá, cành cây bị bệnh ra khỏi vườn và tiêu hủy.

+ Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Difenoconazole + Propiconazole, Cuprous Oxide + Dimethomorph, Hexaconazole, Chlorothalonil ... (như: Tilt Super 300EC, Map super 300EC, Eddy 72WP, Calox 250SC, Anvil® 5SC, Chevin 5SC, Saizole 5SC...) để phòng trừ bệnh. Lưu ý khi phun thuốc nên sử dụng các chất bám dính và đảm bảo lượng nước để tăng hiệu quả phòng trừ; nhng vùng bệnh hại nặng cần phun 2-3 lần, khoảng cách giữa 2 lần phun khoảng 7-10 ngày. Sử dụng thiết bị bay không người lái (Drone) để phun với lượng nước đảm bảo phủ hết thân, cành, lá mới để hạn chế được bệnh.

5. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục phát sinh gây hại trên sắn mới trồng, nhất là những vùng đã bị bệnh các năm trước.

Biện pháp phòng trừ: Điều tra, khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus để xử lý không để lây lan ra diện rộng, những diện tích nhiễm bệnh với tỷ lệ thấp cần kịp thời trồng dặm thay thế. Đối với những vùng chưa tiến hành trồng mới: Tuyệt đối không sử dụng hom sắn từ các vùng đã bị bệnh khảm lá để trồng./.

Dự báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ 16/01-15/02/2024

Dự báo SVGH chủ yếu từ 16/01/2024-15/02/2024

1. Trên cây lúa: Chuột, ốc bươu vàng tiếp tục gây hại nhiều nơi. Các đối tượng dịch hại như bệnh đạo ôn, rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh lùn sọc đen,… có thể phát sinh gây hại cây lúa giai đoạn đẻ nhánh. Đặc biệt, thời tiết ấm, ẩm sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn bùng phát gây hại nhiều nơi.

Biện pháp phòng trừ:

- Tiếp tục diệt trừ chuột, ốc bươu vàng bằng nhiều biện pháp để hạn chế gây hại trên lúa mới gieo (Nghiêm cấm dùng biện pháp kích điện để diệt chuột).

- Kịp thời phun thuốc trừ bệnh đạo ôn trên diện tích mạ nhiễm bệnh.

- Không được phun thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ dưới 18­0C, đặc biệt đối với nhóm thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm  muộn (Quinclorac) chỉ được phun khi trời nắng ấm, cây lúa có từ 3 lá trở lên. Tiếp tục điều tra, theo dõi phát sinh của sâu, bệnh để làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo trong đó chú ý bệnh đạo ôn lá, rầy các loại.

2. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu khả năng phát sinh gây hại trên ngô ngay từ giai đoạn cây con, hại nặng nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Biện pháp phòng trừ: Thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phòng chống sâu keo mùa thu. Thường xuyên điều tra tình hình phát sinh gây hại của sâu để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý triệt để.

3. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng,... tiếp tục gây hại nhiều nơi, đặc biệt bệnh chết nhanh, chết chậm có thể lây lan, gây hại nặng các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, những vườn thoát nước kém.

Biện pháp phòng trừ: Đào rãnh thoát nước, không để vườn đọng nước. Kiểm tra, xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, bệnh chết chậm, chết nhanh... Đối với bệnh chết nhanh cần thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột, tăng cường sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phòng bệnh.

4. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt, nấm hồng... tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Biện pháp phòng trừ: Tiến hành vệ sinh vườn, chăm sóc, bón phân, xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh ở những vườn bị gây hại nặng.

5. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo, khô cành rụng lá tiếp tục gây hại và lây lan ra các vườn khác.

Biện pháp phòng trừ:

- Đối với bệnh loét sọc mặt cạo, xì mủ: Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan, chú ý bệnh trên các vườn cao su kiến thiết cơ bản.

- Đối với bệnh khô cành, rụng lá: Tăng cường kiểm tra vườn, thống kê diện tích cao su bị khô cành, rụng lá.

+ Những vườn đang bị bệnh tạm thời ngưng cạo, tiến hành vệ sinh vườn, thu gom lá, cành cây bị bệnh ra khỏi vườn và tiêu hủy.

+ Sử dụng các loại thuốc nội hấp có hoạt chất Difenoconazole + Propiconazole, Cuprous Oxide + Dimethomorph, Hexaconazole, Chlorothalonil ... (như: Tilt Super 300EC, Map super 300EC, Eddy 72WP, Calox 250SC, Anvil® 5SC, Chevin 5SC, Saizole 5SC...) để phòng trừ bệnh. Lưu ý khi phun thuốc nên sử dụng các chất bám dính và đảm bảo lượng nước để tăng hiệu quả phòng trừ; nhng vùng bệnh hại nặng cần phun 2-3 lần, khoảng cách giữa 2 lần phun khoảng 7-10 ngày. Sử dụng thiết bị bay không người lái (Drone) để phun với lượng nước đảm bảo phủ hết thân, cành, lá mới để hạn chế được bệnh.

6. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus có thể gây hại nhiều nơi trên sắn mới trồng, đặc biệt những vùng đã bị bệnh các năm trước.

Biện pháp phòng trừ: Tiêu diệt triệt để nguồn bệnh khảm lá sắn, không để tàn dư cây sắn bị bệnh trên các hàng rào, bờ ruộng. Chỉ sử dụng hom giống sạch bệnh để trồng trong niên vụ mới; tuyệt đối không sử dụng hom sắn ở các vùng đã bị bệnh khảm lá sắn làm giống. Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời bệnh khảm lá sắn trên những vườn trồng mới./.

Tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 08 tháng 01 năm 2023 đến ngày 14 tháng 01 năm 2023)

Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

1. Trên cây lúa: Chuột, ốc bươu vàng,… tiếp tục gây hại nhiều nơi trên lúa mới gieo; bệnh đạo ôn lá tiếp tục gây hại trên mạ.

Biện pháp phòng trừ:

- Tiếp tục diệt trừ chuột, ốc bươu vàng bằng nhiều biện pháp để hạn chế gây hại trên lúa mới gieo (Nghiêm cấm dùng biện pháp kích điện để diệt chuột).

- Kịp thời phun thuốc trừ bệnh đạo ôn trên diện tích mạ nhiễm bệnh.

- Có thể xử lý giống trước khi gieo bằng các loại thuốc như: Cruiser plus 312.5 FS,... để hạn chế rầy lưng trắng truyền bệnh lùn sọc đen trong giai đoạn đầu của cây lúa.

- Không được phun thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ dưới 18­0C, đặc biệt đối với nhóm thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm  muộn (Quinclorac) chỉ được phun khi trời nắng ấm, cây lúa có từ 3 lá trở lên. Tiếp tục điều tra, theo dõi phát sinh của sâu, bệnh để làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo.

2. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết chậm, chết nhanh, thán thư... tiếp tục gây hại các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, có thể hại nặng những vườn thoát nước kém.

Biện pháp phòng trừ: Đào rãnh thoát nước, không để đọng nước trong mùa mưa. Thực hiện các biện pháp chăm sóc, vệ sinh vườn; kiểm tra và xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, bệnh chết chậm, chết nhanh...

3. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt, nấm hồng... tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ.

Biện pháp phòng trừ: Tiến hành vệ sinh vườn, chăm sóc, bón phân, xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh ở những vườn bị gây hại nặng.

4. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh gây hại.

Biện pháp phòng trừ: Tăng cường kiểm tra vườn, phát hiện và xử lý cây bị bệnh. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan, chú ý bệnh trên các vườn cao su kiến thiết cơ bản. Tăng cường kiểm tra vườn, thống kê diện tích cao su bị khô cành, rụng lá.

5. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus có thể phát sinh gây hại trên sắn mới trồng, nhất là những vùng đã bị bệnh các năm trước.

Biện pháp phòng trừ: Tiêu diệt triệt để nguồn bệnh khảm lá sắn, không để tàn dư cây sắn bị bệnh trên các hàng rào, bờ ruộng. Chỉ sử dụng hom giống sạch bệnh để trồng trong niên vụ mới; tuyệt đối không sử dụng hom sắn ở các vùng đã bị bệnh khảm lá sắn làm giống. Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời bệnh khảm lá sắn trên những vườn trồng mới./.

Tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 07 tháng 01 năm 2023)

Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

1. Trên cây lúa: Chuột, ốc bươu vàng,… tiếp tục gây hại nhiều nơi trên lúa chét, lúa mới gieo.

Biện pháp phòng trừ:

- Tiếp tục diệt trừ chuột, ốc bươu vàng bằng nhiều biện pháp để hạn chế gây hại trên lúa mới gieo (Nghiêm cấm dùng biện pháp kích điện để diệt chuột).

- Có thể xử lý giống trước khi gieo bằng các loại thuốc như: Cruiser plus 312.5 FS,... để hạn chế rầy lưng trắng truyền bệnh lùn sọc đen trong giai đoạn đầu của cây lúa.

- Không được phun thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ dưới 18­0C, đặc biệt đối với nhóm thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm  muộn (Quinclorac) chỉ được phun khi trời nắng ấm, cây lúa có từ 3 lá trở lên. Tiếp tục điều tra, theo dõi phát sinh của sâu, bệnh để làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo.

2. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết chậm, chết nhanh, thán thư... tiếp tục gây hại các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, có thể hại nặng những vườn thoát nước kém.

Biện pháp phòng trừ: Đào rãnh thoát nước, không để đọng nước trong mùa mưa. Thực hiện các biện pháp chăm sóc, vệ sinh vườn; kiểm tra và xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, bệnh chết chậm, chết nhanh...

3. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt, nấm hồng... tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ.

Biện pháp phòng trừ: Tiến hành vệ sinh vườn, chăm sóc, bón phân, xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh ở những vườn bị gây hại nặng.

4. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh gây hại.

Biện pháp phòng trừ: Định kỳ kiểm tra vườn, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan, chú ý bệnh trên các vườn cao su kiến thiết cơ bản.

5. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus DTN giảm dần do thu hoạch.

Biện pháp phòng trừ: Thu gom toàn bộ tàn dư, cây sắn bị bệnh sau thu hoạch đem đốt, tiêu hủy để tiêu diệt nguồn bệnh, không để tàn dư cây sắn bị bệnh trên các bờ thửa, hàng rào. Tuyệt đối không sử dụng hom giống sắn đã bị nhiễm bệnh đưa vào sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thân, lá sắn trên địa bàn, nghiêm cấm việc vận chuyển thân lá sắn ra khỏi nơi nhiễm bệnh./.

Tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 25 tháng 12 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023)

1. Trên cây lúa: Chuột, ốc bươu vàng, rầy… tiếp tục tồn tại trên cỏ dại.

Biện pháp phòng trừ: Tiếp tục thực hiện đợt phát động ra quân đồng loạt diệt trừ chuột, ốc bươu vàng từ ngày 20-30/12/2023 để hạn chế gây hại cho vụ tới. Chuẩn bị vật tư, tiến hành gieo cấy vụ Đông Xuân 2023-2024, nên xử lý hạt giống trước khi gieo để tăng tỷ lệ nảy mầm, nhất là những ngày rét đậm. Không được phun thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ dưới 18­0C. Tiếp tục điều tra, theo dõi phát sinh của sâu, bệnh để làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo.

2. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết chậm, chết nhanh, thán thư... tiếp tục gây hại các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, có thể hại nặng những vườn thoát nước kém.

Biện pháp phòng trừ: Đào rãnh thoát nước, không để đọng nước trong mùa mưa. Thực hiện các biện pháp chăm sóc, vệ sinh vườn; kiểm tra và xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, bệnh chết chậm, chết nhanh...

3. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt, nấm hồng... tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ.

Biện pháp phòng trừ: Tiến hành vệ sinh vườn, chăm sóc, bón phân, xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh giúp cho cây nhanh chóng hồi phục sau đợt cho quả.

4. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh gây hại các vườn.

Biện pháp phòng trừ: Định kỳ kiểm tra vườn, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan.

5. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus DTN giảm dần do thu hoạch.

Biện pháp phòng trừ: Thu gom toàn bộ tàn dư, cây sắn bị bệnh sau thu hoạch đem đốt, tiêu hủy để tiêu diệt nguồn bệnh, không để tàn dư cây sắn bị bệnh trên các bờ thửa, hàng rào. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thân, lá sắn trên địa bàn, nghiêm cấm việc vận chuyển thân lá sắn ra khỏi nơi nhiễm bệnh./.

Tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 18 tháng 12 năm 2023 đến ngày 24 tháng 12 năm 2023)

Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

1. Trên cây lúa: Chuột, ốc bươu vàng, rầy… tiếp tục tồn tại trên lúa chét, cỏ dại.

Biện pháp phòng trừ: Phát động phong trào vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột, ốc bươu vàng và cây mai dương trước khi xuống vụ để hạn chế gây hại cho vụ tới, tập trung thực hiện đồng loạt từ ngày 20-30/12/2023. Điều tra, theo dõi phát sinh của sâu bệnh trên lúa chét, cỏ dại để làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo sâu bệnh hại đầu vụ Đông Xuân 2023-2024.

2. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết chậm, chết nhanh, thán thư... tiếp tục gây hại các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, có thể hại nặng những vườn thoát nước kém.

Biện pháp phòng trừ: Đào rãnh thoát nước, không để đọng nước trong mùa mưa. Thực hiện các biện pháp chăm sóc, vệ sinh vườn; kiểm tra và xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, bệnh chết chậm, chết nhanh...

3. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt, nấm hồng... tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ.

Biện pháp phòng trừ: Thu hoạch những diện tích còn lại. Sau thu hoạch tiến hành vệ sinh vườn, chăm sóc, bón phân, xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh giúp cho cây nhanh chóng hồi phục sau đợt cho quả.

4. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh gây hại các vườn.

Biện pháp phòng trừ: Định kỳ kiểm tra vườn, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan.

5. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus DTN giảm dần do thu hoạch.

Biện pháp phòng trừ: Thu gom toàn bộ tàn dư, cây sắn bị bệnh sau thu hoạch đem đốt, tiêu hủy để tiêu diệt nguồn bệnh, không để tàn dư cây sắn bị bệnh trên các bờ thửa, hàng rào. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thân, lá sắn trên địa bàn, nghiêm cấm việc vận chuyển thân lá sắn ra khỏi nơi nhiễm bệnh./.

Dự báo SVGH chủ yếu từ 16/12/2023-15/01/2024

1. Trên cây lúa: Chuột, ốc bươu vàng, rầy… tiếp tục tồn tại trên lúa chét, cỏ dại và đây sẽ là mầm mống lây lan  gây hại trên mạ, lúa mới gieo vụ tới.

Biện pháp phòng trừ:

- Theo dõi phát sinh của các đối tượng dịch hại trên lúa chét, cỏ dại để làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo sâu bệnh hại đầu vụ Đông Xuân 2023-2024.

- Phát động phong trào vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột, ốc bươu vàng và cây mai dương để hạn chế thiệt hại đầu vụ, tập trung ra quân thực hiện đồng loạt từ ngày 20-30/12/2023.

- Chuẩn bị đầy đủ vật tư để tiến hành gieo trồng theo đúng khung lịch thời vụ. Có thể xử lý giống trước khi gieo bằng các loại thuốc như: Cruiser plus 312.5 FS,... để hạn chế rầy lưng trắng truyền bệnh lùn sọc đen trong giai đoạn đầu của cây lúa.

2. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng,... tiếp tục gây hại nhiều nơi, đặc biệt bệnh chết nhanh, chết chậm có thể lây lan, gây hại nặng các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, những vườn thoát nước kém.

Biện pháp phòng trừ: Đào rãnh thoát nước, không để đọng nước trong mùa mưa. Kiểm tra, xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng, bệnh chết chậm, chết nhanh... Đối với bệnh chết nhanh cần thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột, tăng cường sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phòng bệnh.

3. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt, nấm hồng... tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Biện pháp phòng trừ: Sau thu hoạch tiến hành vệ sinh vườn, chăm sóc, bón phân, xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh giúp cho cây nhanh chóng hồi phục sau đợt cho quả.

4. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh phát triển.

Biện pháp phòng trừ: Tăng cường kiểm tra vườn, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên miệng cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan nhiều nơi.

5. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus DTN giảm dần.

Biện pháp phòng trừ: Thu gom cây sắn bị bệnh sau thu hoạch đem tiêu hủy để tiêu diệt nguồn bệnh, không để tàn dư cây sắn bị bệnh trên các bờ thửa, hàng rào. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thân, lá sắn trên địa bàn, nghiêm cấm việc vận chuyển thân lá sắn ra khỏi nơi nhiễm bệnh./.

Thông tin

Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Thông tin

Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Phản ánh mới

Phản ánh bình thường

Hệ thống đèn chiếu sáng bị hỏng gây mất an toàn

Hiện tại đã nhiều ngày hệ thống chiếu sáng công cộng tại kiệt 47 Lê Hồng Phong, thị xã Quảng Trị đã và đang không hoạt động nữa. Kính đề nghị quý cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý để hệ thống chiếu sáng hoạt động trở lại, để không gây nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông vào ban đêm. Cám ơn quý cơ quan đã tiếp nhận.

03/07/2024 10:06

Thị xã Quảng Trị, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh bình thường

Đơn vị thi công không hoàn trả mặt bằng

Kiệt 1 đường Đặng Thí, khu phố Tân Vỉnh, Đông Lương thay cột điện nhưng không trả lại mặt bằng. Kính mong các đơn vị liên quan xem xét.

02/07/2024 15:21

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Tình trạng kinh doanh vỉa hè gây mất an toàn

Kính gửi cơ quan chức năng về trật tự an toàn! Theo tôi thấy thời gian từ đầu tháng 6/2024 đến giờ sau khi có nhắc nhở của công an trật tự, các quán ăn vặt ở công viên Fidel sắp xếp về đúng dọc tuyến đường trên vỉa hè rất đảm bảo mỹ quan cũng như việc giao thông đi lại khu vực này rất thuận lợi. Tuy nhiên 2 ngày trở lại đây tôi thấy các quầy nước giải khát, tô tượng quay trở lại bày ra sảnh công viên buôn bán, lấn chiếm lòng lề đường dẫn đến xe cộ không có chỗ đậu, đầu tràn ra lòng đường khiến người dân đi lại khó khăn, mất trật tự. Vậy cho tôi hỏi sảnh công viên có dùng để kinh doanh không? Tôi đề nghị cơ quan chức năng xử lý yêu cầu các quầy hàng này về đúng vị trí quy định.

02/07/2024 10:51

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Phản ánh tình trang chăn nuôi gây ô nhiệm môi trường

(PHẢN ÁNH LẦN 3) Kính gửi UBND thành phố Đông Hà. Sau đây tôi xin thay mặt cho các hộ dân sinh sống ở trục đường: Phạm Hồng Thái ,khu phố Trung Chỉ , phường Đông Lương, TP Đông Hà. Hiện tại ở khu dân cư tôi đang sống, có 01 trường hợp chăn nuôi Vịt. Cụ thể là gia đình ông Trần Bá Quyệt sau nhiều lần nộp đơn và đã có quyết định từ UBND thành phố Đông Hà từ ngày 07/5/2024 là phải di dời đàn vịt và khu chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Nhưng từ đó đến nay cụ thể là ngày 19/6/2024. (thời gian thực hiện đã quá 42 ngày từ ngày ra quyết định) gia đình hộ nuôi vịt vẫn chưa thực hiện và trong đó còn chăn nuôi thêm số lượng VỊT nhiều hơn lúc trước. Chuồng trại thì chưa di dời đi nơi khác, mùi hôi nồng nặc vẫn còn tiếp diễn. Vậy tôi xin thay mặt cho các hộ dân sống quanh khu vực, xin UBND Thành Phố Đông Hà phối hợp và giúp đỡ cho chúng tôi. TRân trọng cảm ơn quý cấp.

01/07/2024 10:00

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Lấn chiếm vỉa hè gây khó khăn cho chủ đầu tư

Hiện nay Khu đô thị nam Đông Hà GĐ1 đang được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh vỉa hè. Tuy nhiên, một số nhà trên đường Nguyễn Quang Xá từ nhà số 02 đến số 08 đã lấn chiếm vĩa hè gần 01m từ trước. Đề nghị UBND thành phố Đông Hà chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nhằm đảm bảo nghiêm minh về trật tự đô thị đồng thời tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai xây dựng theo đúng thiết kế được duyệt.

27/06/2024 16:54

Tỉnh Quảng Trị
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm