Tìm kiếm

Chi tiết thông tin tin tức

Phát huy giá trị của Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 để xây dựng, phát triển văn hóa con người Quảng Trị đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững quê hương, đất nước

Đề cương văn hóa Việt Nam được soạn thảo năm 1943- là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ. Đề cương nêu ra ba nguyên tắc của cuộc “vận động văn hóa mới Việt Nam trong giai đoạn này” là dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Ba nguyên tắc này đã trở thành phương châm, mục tiêu hành động, là quan điểm xuyên suốt trong quá trình cách mạng và xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam.

Ảnh: nhandan.vn

 

 

Với tính chất là một bản “đề cương” ngắn gọn, ra đời trong bối cảnh đặc biệt của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trải qua 80 năm nhưng những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong Đề cương vẫn vẹn nguyên giá trị và tính thời sự sâu sắc.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, bên cạnh những chủ trương, đường lối xây dựng hệ thống chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng ta luôn luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò, vị trí của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Ngay từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ba mặt trận quan trọng của cách mạng nước ta là chính trị, kinh tế và văn hóa. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, một lần nữa khẳng định vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đó là: Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt; văn hóa-xã hội là nền tảng; quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên; gắn kết 4 lĩnh vực trên là để đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Trong bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”. Điều đó đã nói lên tầm quan trọng và vai trò đặc biệt của văn hoá đối với sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, dân tộc.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, một trong những yêu cầu bức thiết được đặt ra đối với văn hóa Việt Nam là cần hoàn thiện thể chế văn hóa đảm bảo phù hợp với điều kiện mới, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Kế thừa, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước, sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị luôn quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa, con người theo các quan điểm, chỉ đạo của Trung ương; triển khai đồng bộ các giải pháp để xây dựng, phát triển văn hóa, con người một cách toàn diện, được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh và triển khai các chỉ thị, nghị quyết như: Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”; Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW”; Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ và đưa chủ trương phát triển văn hóa phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị; củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa từ cấp tỉnh đến cơ sở, phục vụ sự nghiệp phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh; Ngành đã chủ động xây dựng và ban hành, thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp đầu tư để phát triển trên lĩnh văn hóa, khai thác và phát huy những tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa Quảng Trị nói riêng, vận dụng có hiệu quả các quy định của Nhà nước nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Triển khai phát triển hạ tầng công nghệ số hiện đại đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như xây dựng hệ thống công nghệ số về dữ liệu thống kê của Ngành Văn hoá; hoàn thiện cơ sở dữ liệu về lĩnh vực thuộc ngành quản lý đảm bảo kết nối, tích hợp đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; triển khai ứng dụng Hệ thống thông tin trên IOC trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa, các hoạt động lễ hội, các địa điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của tỉnh trở thành những sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng, có chất lượng, vừa phục vụ giáo dục truyền thống, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 500 di tích đã được xếp hạng các cấp, bao gồm 4 di tích quốc gia đặc biệt (gồm 28 điểm di tích thành phần), 20 di tích quốc gia (gồm 57 điểm di tích thành phần) và 476 di tích cấp tỉnh thuộc các loại hình di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh. Xác định tầm quan trọng của di tích lịch sử văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển, trong những năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của các Ban, Bộ, Ngành Trung Ương và các ..., đơn vị trong cả nước đã Quảng Trị luôn quan tâm, chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn. Tiêu biểu là khai thác và phát huy hiệu quả các di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị; Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải... Sở cũng đã triển khai nhiều Đề án nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa nhằm quảng bá di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu trên địa bàn, tham mưu và tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch có quy mô lớn cấp tỉnh, cấp quốc gia. Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc được giữ gìn, bảo vệ và phát huy tốt như: Chèo Cạn; Hò Như Lệ, Bài Chòi, các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào Vân Kiều-Pako...được  kết hợp với các loại hình nghệ thuật đương đại thể hiện được tính sáng tạo, độc đáo đặc trưng của nghệ thuật truyền thống phục vụ nhân dân trên địa bàn, bạn bè trong nước và quốc tế nhân các sự kiện chính trị của đất nước và sự kiện của các nước trong khu vực, đặc biệt nước bạn Lào...Công tác quản lý nhà nước được tăng cường, các thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư, đặc biệt bước đầu triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025. Đến nay, qua các đợt xét tặng, toàn tỉnh đã có 27 nghệ nhân được Chủ tịch nước quyết định phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý “Nghệ nhân ưu tú”; 01 giải thưởng Hồ Chí Minh, 02 giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật; 02 nghệ sĩ nhân dân và 09 nghệ sĩ ưu tú.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng, đạt nhiều kết quả thiết thực; môi trường, nếp sống văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực; Các chương trình, kế hoạch được ban chỉ đạo các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai với nhiều cách làm linh hoạt, vận dụng phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực, các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Phong trào xây dựng các danh hiệu văn hóa được phát động rộng khắp và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội cơ bản đúng quy định. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 98/125 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 78,4%. Có 772/800 làng, bản, khu phố có nhà văn hóa - khu thể thao, đạt tỷ lệ 96,5%; trong đó, 454/772 thôn, làng, bản, khu phố có nhà văn hóa - khu thể thao đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 58,8%.         

Để phát triển văn hóa gắn với phát triển kinh tế xã hội, việc thể chế, chính sách và nguồn lực có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, để có một hành lang pháp lý tạo bước phát triển mạnh mẽ cho văn hóa, nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc, việc đầu tiên cần quan tâm là xây dựng thể chế, cơ chế trên quan điểm "văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội". Trong bối cảnh hiện nay, việc quan tâm hoàn thiện thể chế, chính sách và đầu tư nguồn lực cho phát triển văn hóa chính là xây dựng đồng bộ thể chế để đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, con người, giải quyết các vấn đề xã hội; đặc biệt cần có sự kết hợp giữa phát triển văn hóa với phát triển du lịch để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa.

           Thời gian qua, tác động bất lợi của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội; bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đến thời cơ và nhiều thách thức đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, nhiều giải pháp quyết liệt nhằm thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” phục hồi và thúc đẩy kinh tế - xã hội; đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Đại hội XIII của Đảng đã xác định “phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần”, đây là quan điểm chỉ đạo rất cơ bản cần được triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong nhiệm vụ của các ngành, các cấp. Phát triển văn hóa là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm chung, không phải riêng của ngành văn hóa mà cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng bộ về cơ chế, chính sách, quan tâm tới các nguồn lực đảm bảo một cách phù hợp, có trọng tâm: khơi dậy tối đa các nguồn lực trong xã hội quan tâm và phát triển văn hóa, quan tâm đến thể chế, cơ chế chính sách về phát triển văn hóa, phải lấy con người làm trung tâm, cải thiện điều kiện hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, nghiên cứu có cơ chế, chính sách phù hợp với các địa phương. Qua đó, phát huy được ý thức tự giác của nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện các chế tài, quy định, quy ước xã hội, bảo đảm công bằng về cơ hội và thụ hưởng văn hóa. Khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống văn hóa giữa các vùng miền, các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các khu công nghiệp… Đồng thời là điều kiện để huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào phát triển văn hóa. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do tư nhân đầu tư, nhất là những vùng khó khăn; xây dựng các công trình văn hóa trọng điểm; tăng cường đầu tư để đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển văn hóa, con người; bố trí con người làm trong lĩnh vực văn hóa, chế độ đối với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của những người làm công tác văn hóa.

          Trong thời gian tới, tiếp tục triển khai nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng con người Quảng Trị theo yêu cầu nhiệm vụ của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước; chúng ta cần triển khai đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:

          Thứ nhất, Tiếp tục tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, quản lý về tầm quan trọng của phát triển các ngành công nghiệp văn hoá và chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn. Trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục tăng cường công tác tham mưu lãnh đạo tỉnh phát huy cao độ sức mạnh nội sinh của văn hóa góp phần xây dựng, phát triển tỉnh nhà; chỉ đạo sử dụng và phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở hiện có trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa nhằm phát triển ngày càng tốt hơn, phục vụ đáp ứng mọi sinh hoạt của người dân phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành theo kế hoạch Đề án chuyển đổi số trên lĩnh vực để triển khai và hướng đến một môi trường văn hóa số, bắt kịp xu hướng phát triển của thời kỳ Công nghệ số.  

 Thứ hai, Tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” bằng kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa, xây dựng con người trên địa bàn tỉnh phù hợp trong giai đoạn mới.

          Thứ ba, Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa theo tinh thần Nghị quyết 05/2005/NQ-CP, ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.

          Thứ tư, tham mưu, chỉ đạo thực hiện xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa; các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi, góp phần làm trong sạch môi trường văn hoá, tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội phát triển toàn diện và bền vững.

          Thứ năm, quan tâm, chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh; tài nguyên văn hóa, bản sắc văn hóa trong phát triển du lịch; làm tốt hơn nữa công tác quảng bá, xây dựng chiến lược truyền thông hướng tới xây dựng hình ảnh điểm đến giàu bản sắc văn hóa, thân thiện, hấp dẫn và an toàn; chỉ đạo tổ chức thành công các hoạt động lễ và lễ hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tham mưu xây dựng Kế hoạch tổ chức Lễ hội vì Hòa bình vào năm 2024; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phát triển văn hóa tăng cường quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người Quảng Trị, góp phần lan tỏa hơn nữa giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc với bạn bè trong nước, quốc tế, thu hút sự quan tâm của nhân dân, du khách trong và ngoài nước, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho Nhân dân.

 Thứ sáu, thường xuyên, phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Chương trình hành động số 100-CTHĐ/TU ngày 16/10/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, BCH Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết 33-NQ/TW) ngày 09/6/2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, tỉnh nhằm phát hiện các gương người tốt, việc tốt, nhân tố điển hình tiêu biểu và kịp thời, giải quyết khó khăn vướng mắc, vụ việc phức tạp. Đồng thời, tăng cường đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; nâng cao chất lượng quản lý, phát huy hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân.

 

Nguyễn Huy Hùng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

26/05/2023 16:14

Lượt xem: 251

Bình luận

Phản ánh mới

Phản ánh khẩn

Vứt rác bừa bãi gây mất mỹ quan

PHẢN ÁNH TÌNH TRẠNG ĐỔ RÁC GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KP4, PHƯỜNG 1, TP. ĐÔNG HÀ Hiện tai tại Khu phố 4, phường 1, tp Đông Hà nhiều người dân đã tự ý vứt, đổ rác bừa bãi tại khu đất được quy hoạch xây dựng khu dân cư phường 1, sát bênh cạnh là hồ Nam Hào. Khu vực hồ Nam Hào là nới tập trung nhiều nhà hàng lớn của tp Đông Hà, nơi phục vụ ăn uống cho khách trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, vị trí này là nơi sinh hoạt, tập thể dục của người dân sinh sống quanh khu vực này, tuy nhiên đi qua đường Trương Hán Siêu, nhiều bao tải rác bóc mùi, rác sinh hoạt (bàn ghế hỏng, cây khô, vữa xi măng)…được vứt bừa bãi tại đây. Để tạo môi trường XANH-SẠCH-ĐẸP, kính đề nghị UBND tp Đông Hà và UBND Phường 1 sớm có giải pháp xử lý và ngăn chặn người dân vứt rác thải tại khu vực này trong lúc Khu dân cư Phương 1 chưa triển khai thực hiện. Trân trọng cảm ơn!

04/05/2024 14:43

Phường 1, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh bình thường

Tình trạng trẻ em ngồi ở các tuyến đường gây mất an toàn

Thấy cháu bé này nằm rất nhiều nơi khu vực đèn xanh đèn đỏ, có khi nằm ngoài đường rất nguy hiểm. Cháu bé này luôn ở trong trại thái ngủ, hy vọng cơ quan chức năng xác nhận trường hợp này có phải cha ruột không? và có biện pháp ngăn chặn tình trạng lợi dụng cháu bé để trục lợi. Thấy nằm cả năm trời mà không thấy một cơ quan chức năng nào xác minh hay can thiệp để chấm dứt tình trạng này !!! Hy vọng cơ quan chức năng giúp đỡ cháu bé

04/05/2024 14:23

Phường 1, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Tập kết rác gây ô nhiễm môi trường

Phản ánh về tình trạng tập kết, thu gom rác trước cơ quan đơn vị, trước cổng hộ gia đình ở 110 Lý Thường Kiệt, thành phố Đông Hà gây mùi hôi, mất vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe và mỹ quan của đơn vị. Kính mong các ban ngành liên quan xem xét. Trân trọng!

03/05/2024 09:06 1

Phường Đông Lương, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Người dân tự ý đổ bê tông làm tắc dòng chảy

Tôi thường xuyên đi tập thể dục qua đoạn đường Lê Thế Hiếu( gần bệnh xá Công an tỉnh cũ) tôi phản ánh sự việc sau: - Quán cháo lòng ngay gốc đường phan đình phùng và lê thế hiếu, tp Đông Hà (số nhà 02 Lê Thế Hiếu) xả trực tiếp nước bẩn ra đường gây mùi hôi và mất mỹ quan của Thành Phố, ô nhiễm môi trường, đổ xi măng cao làm tắc nước mưa chảy xuống cống gây ứa động. - Trước nhà số 04 Lê Thế Hiếu (cận bên quán Cháo Lòng số 02 Lê Thế Hiếu) có quán cắt tóc Mai Hải đổ nền xi măng ra đường làm ách tắc dòng nước chảy xuống cóng làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến các hộ dân sống phía trên.

02/05/2024 15:46

Thị trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Tình trạng số nhà bị trùng gây khó khăn cho người dân

Năm 2023 cá nhân tôi phản ánh tại đường Lê Thế Hiếu,TP Đông Hà đoạn từ trạm xá Công An Tỉnh cũ về phía dưới đường Trần Phú số nhà trùng lặp, lộn xộn gây khó khăn cho người dân trong việc tìm kiếm địa chỉ, mất mỹ quan của thành phố, chính quyền buông lỏng quản lý nên người dân tự đặt số nhà và được trả lời của UBND TP Đông Hà, tôi rất hài lòng nhưng đến bây giờ tháng 4/2024 đâu vẫn còn đó, số nhà vẫn lộn, chính quyền chỉ trả lời cho có mà không triển khai thực hiện nay tôi tiếp tục phản ánh sự việc trên và muốn có câu trả lời thoả đáng, có thời gian rõ ràng chứ không không trả lời chung chung như lần trước, xin cám ơn

26/04/2024 14:00

Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm