Tuyến nước sạch đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà thường xuyên mất nước vào ban đêm từ 22h00 đến 4h00
03/08/2022 11:21
Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới
1. Trên cây lúa: Chuột, rầy các loại, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, khô vằn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, đốm nâu tiếp tục gây hại trên các diện tích chưa thu hoạch.
Biện pháp phòng trừ:
- Thu hoạch nhanh gọn những diện tích lúa đã chín. Sau thu hoạch tiến hành làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại để diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
- Theo dõi mật độ rầy các loại và các đối tượng dịch hại khác như: bệnh đạo ôn cổ bông, khô vằn, bạc lá vi khuẩn, lem lép hạt.... để có biện pháp phòng trừ tùy vào mức độ, khả năng phát triển của sâu, bệnh.
- Tiếp tục diệt chuột bằng nhiều biện pháp, chú trọng biện pháp thủ công như đào bắt, đặt bẫy các loại và dùng thuốc sinh học để hạn chế thiệt hại năng suất cuối vụ và bảo vệ cho vụ Hè Thu.
Cần chú ý thời gian cách ly của từng loại thuốc trong giai đoạn lúa chín - thu hoạch để đảm bảo an toàn sản phẩm.
2. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng, rệp sáp... tiếp tục gây hại ở các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch.
Biện pháp phòng trừ: Tăng cường chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng cho cây nuôi quả, xử lý thuốc phòng trừ các đối tượng sâu, bệnh hại.... Đối với bệnh chết nhanh cần thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm, thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột. Sử dụng các loại thuốc hóa học đặc hiệu hoạt chất Phosphonate; Metalaxyl+ Mancozeb; Metalaxyl ... như: Agrifos-400, Ridomil gold 68WP, Mataxyl 500WP... bằng cách phun lên toàn bộ cây và tưới vào gốc với liều lượng và cách sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ bệnh.
3. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Rệp, bệnh khô cành, thán thư, rỉ sắt... tiếp tục lây lan, gây hại ảnh hưởng đến khả năng phát triển quả, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.
Biện pháp phòng trừ: Xử lý thuốc để phòng trừ sâu bệnh kết hợp bón phân chăm sóc, tăng cường phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh để cây ra hoa - đậu quả thuận lợi. Tiến hành cưa đốn để tái sinh những vườn cây già cỗi và bị bệnh nặng.
4. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh phát triển. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá tiếp tục lây lan gây hại các vườn.
Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan nhiều nơi. Phun thuốc phòng trừ bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá trên những vườn nhiễm bệnh nặng để đảm bảo sản lượng mủ. Thường xuyên điều tra phát hiện bệnh rụng lá đốm tròn cao su để có biện pháp xử lý kịp thời.
5. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại, hại nặng những vùng đã bị bệnh các năm trước.
Biện pháp phòng trừ: Điều tra, khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus, tiêu hủy cây bị bệnh không để lây lan ra diện rộng. Điều tra theo dõi các đối tượng sâu, bệnh khác như nhện đỏ, rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng,... để có biện pháp xử lý sớm và hiệu quả./.
03/08/2022 11:21
03/08/2022 11:00
03/08/2022 10:36
03/08/2022 08:09
02/08/2022 14:54
09/08/2022 16:10 21
09/08/2022 16:08 34
09/08/2022 09:11 16
09/08/2022 09:10 17
09/08/2022 08:01 20